| | /CMSImageNew/2022-05/BTP_dung_dau_CCHC_2021_Key_26052022082659.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 5/26/2022 9:00 AM | (PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu nhóm Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) trên 90%, với chỉ số 91,90%; tiếp theo là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, sáng nay, 25/5, tổ chức Hội nghị Công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và Chỉ số CCHC năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo, chủ trì.  | Quang cảnh Hội nghị. |
Nhiều kết quả tích cực trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtN Thông tin từ Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, việc triển khai điều tra xã hội học năm 2021 được thực hiện với quy mô trên 79.600 phiếu, trong đó có hơn 49.600 phiếu khảo sát nhóm đối tượng công chức, lãnh đạo, quản lý tại các bộ, địa phương, số lượng phiếu khảo sát cao hơn 2.25 lần so với năm 2020 (khoảng 22.000 phiếu) và gần 30.000 phiếu khảo sát người dân, doanh nghiệp… Đây là một cuộc điều tra xã hội học có quy mô lớn, có tính toàn diện, đa dạng, đa chiều, tiếp cận đánh giá từ dưới lên trên, đánh giá cả bên trong và bên ngoài cơ quan, tổ chức. Kết quả Chỉ số CCHC năm 2021 các bộ, cơ quan ngang bộ được phân loại gồm 3 nhóm điểm. Theo đó, kết quả Chỉ số CCHC trên 90%, bao gồm 3 đơn vị, dẫn đầu là Bộ Tư pháp với chỉ số 91,90%; tiếp theo là Bộ Tài chính (91,70%) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (90,37%). Kết quả Chỉ số CCHC từ trên 80% đến dưới 90%, bao gồm 13 đơn vị, trong đó có Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông… Kết quả Chỉ số CCHC dưới 80% có 1 đơn vị là Bộ Khoa học và Công nghệ với giá trị Chỉ số CCHC là 78.72%. Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2021 là 86.07%, giảm 1.49% so với năm 2020 (đạt 87.56%). Tuy nhiên, xét trong 10 năm đánh giá thì kết quả Chỉ số CCHC tiếp tục duy trì xu hướng tăng, giá trị trung bình Chỉ số CCHC năm 2021 đã tăng cao hơn 10.69% so với năm 2012. Phân tích giá trị trung bình các chỉ số thành phần, cho thấy: 3/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tặng cao hơn so với năm 2020, tăng cao nhất là Chỉ số thành phần "Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ"; 4/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm so với năm 2020, giảm thấp nhất là Chỉ số thành phần "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức". Năm qua, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách thể chế, các bộ, cơ quan đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); trong theo dõi thi hành pháp luật, rà soát VBQPPL, trả lời kiến nghị, đề xuất của cá nhân, tổ chức để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý của bộ, đặc biệt là đánh giá tác động của cải cách đến thể chế, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ Các tỉnh, thành phố tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng Đối với kết quả Chỉ số CCHC 2021 của các tỉnh, thành phố năm 2021, được phân theo 3 nhóm. Nhóm A, đạt kết quả Chỉ số từ 90% trở lên, gồm 3 tỉnh, thành; Nhóm B, đạt kết quả Chỉ số từ 80% - dưới 90%, gồm 59 tỉnh, thành; Nhóm C, đạt kết quả Chỉ số từ 70% - dưới 80%, gồm 1 tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, năm 2021, Chỉ số CCHC 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giá trị trung bình cao nhất từ trước đến nay, đạt 86.37%, cao hơn 2.65% so với năm 2020 (đạt 83.72%) và có năm thứ 3 liên tiếp đạt giá trị trung bình trên 80%... Theo thống kê, năm 2021, có 60 tỉnh, thành phố đạt kết quả Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2020; tăng cao nhất là tỉnh Quảng Ngãi (+13.20%), tăng thấp nhất là Đồng Tháp (+0.03%).  | Chủ tọa Hội nghị. |
Theo kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2021 thì TP Hải Phòng lần đầu tiên bứt phá lên ngôi vị quán quân, với kết quả đạt 91.80%, cao hơn 0.66% so với đơn vị xếp vị trí thứ 2 là Quảng Ninh (đạt 91.14%). TP Đà Nẵng đã có sự trở lại ấn tượng trong tốp 5 địa phương dẫn đầu sau 2 năm vắng bóng ở nhóm này, năm 2021 đạt 90.25% xếp vị trí thứ 3/63. Trong khi đó, Vĩnh Phúc cũng có lần đầu tiên lọt nhóm 5 địa phương dẫn đầu, với kết quả năm 2021 đạt 89.28%, xếp vị trí thứ 5/63. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì được thành tích cao trên bảng xếp hạng, với kết quả Chỉ số CCHC đạt 89.32%, xếp vị trí thứ 4/63 tỉnh, thành phố. Đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2021 là tỉnh Kiên Giang, đạt 79.97% và là địa phương duy nhất có kết quả Chỉ số CCHC dưới 80%. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Kiên Giang nằm trong nhóm 5 địa phương có kết quả Chỉ số CCHC thấp nhất cả nước (năm 2020, đạt 77.91%, xếp vị trí thứ 61/63). So sánh giá trị trung bình Chỉ số CCHC giữa các vùng kinh tế cho thấy, năm 2021, tất cả 6 vùng kinh tế đều có giá trị trung bình Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2020 và đều đạt giá trị trên 80%. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có giá trị trung bình Chỉ số CCHC cao nhất so với các khu vực còn lại, đạt 87.58%. Xếp vị trí thứ 2 trong số các vùng kinh tế là khu vực Trung du - Miền núi phía Bắc, đạt 87.04%. Tiếp theo là khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đứng ở vị trí thứ 3, với kết quả đạt 86.45%, cao hơn 4.16% so với năm 2020 và cũng là khu vực có sự tăng trưởng cao nhất trong số 6 khu vực kinh tế. Xếp vị trí thứ 4 và thứ 5 lần lượt là khu vực Đông Nam Bộ, đạt 86.06% và Tây Nguyên, đạt 85.63%. Nhìn chung, kết quả Chỉ số CCHC năm 2021 của các tỉnh, thành phố tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực, cho thấy những nỗ lực, quyết tâm đẩy mạnh CCHC của chính quyền các cấp ở địa phương đã mang lại hiệu quả rõ rệt, ngày càng được người dân, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, năm 2021, những nguyên nhân khách quan từ dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điểm, xếp hạng Chỉ số CCHC của một số địa phương, nhất là những tỉnh, thành phố hay khu vực kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, phải thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội trong thời gian dài… Trong 10 năm qua, Chỉ số CCHC luôn được khẳng định qua thực tiễn là một trong những công cụ có ý nghĩa quan trọng trong chỉ đạo, điều hành triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Thông qua Chỉ số CCHC, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương xác định được mục tiêu, định hướng, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cho CCHC nhà nước giai đoạn tiếp theo. Các bộ, ngành, địa phương luôn coi việc triển khai đo lường đánh giá Chỉ số CCHC là công cụ hữu ích trong công tác chỉ đạo, điều hành CCHC của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; kết quả đánh giá giúp xác định rõ tồn tại, hạn chế, chỉ rõ trách nhiệm của tập thể và làm cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân trong thực thi công vụ và của tổ chức trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Chỉ số CCHC cũng là công cụ có sự tác động nhất định, tạo ra những áp lực đối với các cơ quan quản lý để tạo ra sự thay đổi và cải cách. Vân Thanh (Báo Pháp luật Việt Nam) | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=391 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=391 | Bộ Tư pháp đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 | | | | /CMSImageNew/2022-05/Screen Shot 2022-05-10 at 11_Key_10052022124310.31_Key_10052022124310.55_Key_10052022124310.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 5/10/2022 1:00 PM | Sáng ngày 10/5/2022, bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã trao Quyết định bổ nhiệm đối với 03 đồng chí: đồng chí Huỳnh Hữu Tốt giữ chức Trưởng phòng Văn bản - Tuyên truyền, đồng chí Trần Thị Thúy Hường giữ chức Trưởng phòng Hành chính tư pháp và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, đồng chí Nguyễn Đức Chính giữ chức Phó Trưởng phòng Văn bản - Tuyên truyền. 
Đồng chí Nguyễn Anh Hoa gửi lời chúc mừng đến 03 đồng chí vừa được bổ nhiệm, biểu dương những nỗ lực, phấn đấu và kết quả công tác của 03 đồng chí trong thời gian qua và tin tưởng các đồng chí sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa trong các hoạt động của cơ quan. Về phía công chức được bổ nhiệm, đồng chí Huỳnh Hữu Tốt, đồng chí Trần Thị Thúy Hường và đồng chí Nguyễn Đức Chính gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở đã đặt niềm tin, tín nhiệm đối với 03 đồng chí và hứa sẽ cố gắng tiếp tục phấn đấu, rèn luyện và hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm được giao./. Văn phòng Sở
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=387 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=387 | Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương trao Quyết định bổ nhiệm công chức | | | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 5/4/2022 4:30 PM | | /Lists/TroGiupPhapLy/DispForm.aspx?ID=92 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/TroGiupPhapLy/DispForm.aspx?ID=92 | Bình Dương: Tiêu chí lựa chọn Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2022 | | | | /DangDoanThe/PublishingImages/2022-04/1_Key_29042022170027.ĐHCĐ2022_Key_29042022170027.jpg | No | Đã ban hành | Đoàn thanh niên;Tin ngành tư pháp; | 4/29/2022 5:00 PM | Sáng ngày 28/4/2022, tại Hội trường Sở Tư pháp, Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức Đại hội Chi đoàn Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022 – 2024. Đến tham dự Đại hội có đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Sở Tư pháp; đồng chí Nguyễn Phú Thịnh –Bí thư Đoàn khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh; Đồng chí Võ Minh Thiện - Đại diện Cụm thi đua số 5 cùng toàn thể đoàn viên Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp. Đại hội đã thông qua báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh nhi nhiệm kỳ 2019 - 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 – 2024; thông qua bản kiểm điểm của Ban chấp hành nhiệm kỳ 2019 – 2022. Trong nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Tư pháp, Ban thường vụ Đoàn khối cơ quan – doanh nghiệp tỉnh, cũng như sự nỗ lực, sáng tạo của các đoàn viên Chi đoàn, hoạt động của Chi đoàn đạt được những kết quả nổi bật, khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên Sở Tư pháp, góp phần cùng Đảng, chính quyền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tại Đại hội, sau khi nghe Đoàn chủ tịch thông qua văn kiện, các đại biểu tham dự đại hội đã sôi nổi đóng góp ý kiến cho các dự thảo báo cáo, qua đó Đoàn Chủ tịch đã có ý kiến giải trình, tiếp thu để hoàn chỉnh văn kiện làm cơ sở cho Ban chấp hành chi đoàn nhiệm kỳ tiếp theo thực hiện. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022- 2024 gồm 05 đồng chí: đồng chí Nguyễn Đức Chính – Phó Trưởng phòng Văn bản- Tuyên truyền tiếp tục được tín nhiệm giữ chức vụ Bí Thư, đồng chí Nguyễn Thị Vân Anh được tín nhiệm giữ chức vụ Phó Bí thư. 
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Sở Tư pháp đã ghi nhận, biểu dương những thành tích của Chi đoàn đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng chí tiếp tục khẳng định sự quan tâm, sâu sát và chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy đối với Chi đoàn, gửi lời nhắn nhủ tới các bạn đoàn viên chi đoàn tiếp tục giữ vững nhiệt huyết, tận tâm cống hiến, rèn luyện và trưởng thành, đoàn viên trong chi đoàn phải thật sự đóng vai trò nòng cốt, xung kích, đặc biệt là phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí hy vọng và tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, Ban chấp hành Chi đoàn cùng với tập thể đoàn viên, thanh niên chi đoàn sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và đưa hoạt động đoàn đi vào chiều sâu, đóng góp thiết thực hơn nữa vào hoạt động chung của cơ quan. 
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí đồng chí Nguyễn Phú Thịnh –Bí thư Đoàn khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh đã đánh giá cao những thành tích của Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Đồng thời, yêu cầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới tiếp tục phát huy thế mạnh của chi đoàn trong việc tuyên truyền, tư vấn pháp luật tại địa phương; đồng thời với tiềm năng và năng lực của Chi đoàn, đồng chí đề nghị Chi đoàn nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu cơ bản và phấn đấu đạt được chỉ tiêu đề ra. Đáp từ ý kiến từ phía Đảng Ủy Sở Tư pháp và Đoàn khối Cơ quan-Doanh nghiệp tỉnh, Ban chấp hành Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022 – 2024 ghi nhận và tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của các đồng chí, quyết tâm cùng nhau đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đưa Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp ngày càng đoàn kết, vững mạnh, phát huy tối đa sức trẻ, tinh thần xung kích, tình nguyện để đóng góp vào những thành quả chung của cơ quan, của đoàn cấp trên và của thanh niên tỉnh nhà. Một số hình ảnh tại Đại hội: 


 
 
 
 
 
 
 

| /DangDoanThe/Lists/DangDoanThe/DispForm.aspx?ID=146 | https://stp.binhduong.gov.vn/DangDoanThe/Lists/DangDoanThe/DispForm.aspx?ID=146 | Đại hội Chi đoàn Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022 – 2024 | | | | /CMSImageNew/2022-04/download-icon-document+icon-1320087273046857645_512_Key_27042022121258.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/27/2022 1:00 PM | | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=386 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=386 | ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN: KỶ NIỆM 47 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2022) | | | | /CMSImageNew/2022-04/hoi nghi giao ban tu phap 3 thang dau nam 2022 (6)_Key_26042022142552.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/24/2022 4:00 PM | Chiều ngày 21/4, Hội nghị trực tuyến giao ban các Sở Tư pháp khu vực phía Nam 03 tháng đầu năm 2022 do Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp tổ chức với 01 điểm cầu tại Bộ Tư pháp, 01 điểm cầu tại Cục Công tác phía Nam và 25 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam. Chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban Cán sự, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí là Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Bộ như Văn phòng Bộ, Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Con nuôi, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Bồi thường nhà nước, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Công nghệ thông tin. Về phía các điểm cầu tại 25 địa phương có các đồng chí Giám đốc, Phó giám đốc Sở Tư pháp chủ trì các điểm cầu. Về phía Cục Công tác phía Nam có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng và các đồng chí Phó Cục trưởng.  Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Mai Lương Khôi cho biết: Năm 2021 đi qua trong khó khăn, do tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, nhưng với tinh thần vươn lên mạnh mẽ, nổ lực vượt khó, chủ động, sáng tạo trong công việc, toàn ngành Tư pháp đã ghi lại những dấu ấn trên mọi lĩnh vực công tác, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, chung tay cùng hệ thống chính trị trong giải quyết các vấn đề phát sinh do dịch bệnh Covid, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong 3 tháng đầu năm 2022, thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát, quyết liệt, hiệu quả của Bộ Tư pháp và cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan tư pháp khu vực phía Nam đã tích cực và chủ động tham gia với chính quyền các cấp trong việc rà soát, chuẩn bị cơ sở pháp lý, xây dựng các văn bản để chỉ đạo ứng phó, hỗ trợ các ngành sớm ổn định, phục hồi do ảnh hưởng của đại dịch; đồng thời tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, nhất là các nhóm nhiệm vụ trọng tâm đạt nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Hội nghị nhằm đánh giá kịp thời, khách quan, toàn diện kết quả đạt được, đồng thời trao đổi, chia sẻ cách làm hay, hiệu quả, phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao để tham mưu, đề xuất những giải pháp thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Lãnh đạo đơn vị.
 
Hội nghị đã nghe báo cáo kết quả công tác tư pháp của khu vực phía Nam trong 03 tháng đầu năm, những kết quả đạt được, những khó khăn và kiến nghị do Cục Công tác phía Nam tổng hợp; ý kiến phát biểu của 09 Sở Tư pháp (Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đắk Nông, Bình Phước, Cà Mau) liên quan đến những khó khăn trong thực tiễn tại cơ sở, những sáng kiến, những mô hình của Sở Tư pháp đang được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá cao làm cho vai trò của cơ quan tư pháp ngày càng được củng cố, nâng cao như mô hình quy chế liên tịch giữa Đoàn Luật sư - Hội Luật gia - Thanh tra - Sở Tư pháp phối hợp tư vấn pháp luật, mô hình câu lạc bộ hòa giải cơ sở; trang web hỗ trợ phổ biến giáo dục pháp luật… và những kiến nghị của địa phương liên quan đến công tác hộ tịch, chứng thực, văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, xử lý vi phạm hành chính, cấp phiếu lý lịch tư pháp… Tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Hùng – Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cho biết việc trễ hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã được giảm tối đa, gần như không còn tình trạng chậm, được nhân dân ghi nhận. Đồng chí Võ Văn Tuyển – Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật ghi nhận những khó khăn của địa phương, đồng thời cũng cho biết Vụ đã tham mưu sửa đổi bổ sung Nghị định 55/2011/NĐ-CP cho phù hợp tình hình chung. Đồng chí Nhâm Ngọc Hiển, Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực cho biết trong thời gian sắp tới, 03 dịch vụ công thiết yếu (đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn) sẽ được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, trong khu vực phía Nam hiện còn 13/25 địa phương chưa thực hiện liên thông giữa phần mềm Một cửa (eGov) và Phần mềm của Bộ Tư pháp nên công chức phải thao tác 02 lần trên 02 hệ thống. Đối với kiến nghị hướng dẫn chứng thực bản sao giấy tờ hộ tịch điện tử, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp Văn phòng Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ để hướng dẫn cho địa phương.  
Quý 1/2022, Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu giúp Quốc Hội và Chính phủ trong công tác xây dựng pháp luật, Đề án chiến lược xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tập trung lãnh đạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ tư pháp địa phương. Thứ trưởng Mai Lương Khôi đánh giá 25 Sở Tư pháp khu vực phía Nam đã vượt qua những khó khăn, thách thức của năm 2021, đã có những cách làm hay, sáng tạo, khẳng định được vai trò của cơ quan tư pháp đối với chính quyền địa phương. Trong năm 2022, các Sở Tư pháp tiếp tục số hóa sổ bộ hộ tịch, xúc tiến thực hiện 3 dịch vụ công thiết yếu theo quy định, tiếp tục triển khai công tác tư pháp, thi đua với chủ đề “Đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, vượt khó, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao”. Thứ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho Cục Công tác phía Nam tổng hợp những khó khăn vướng mắc, gửi về các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ, trả lời kiến nghị của địa phương. Những hình ảnh tại Hội nghị: 






Minh Long (Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp)
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=385 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=385 | Tư pháp khu vực phía Nam – Tiếp tục phát huy những mô hình, sáng kiến hay | | | | /CMSImageNew/2022-04/9a757aa9-1a05-4dd9-bcc1-7b08e74a027b_Key_22042022082648.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/22/2022 9:00 AM | HỘI NGHỊ GIAO BAN CÔNG TÁC TƯ PHÁP KHU VỰC PHÍA NAM Chiều ngày 21/4/2022, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị trực tuyến giao ban công tác tư pháp khu vực phía Nam. Dự Hội nghị tại điểm cầu tại Bộ Tư pháp có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam cùng đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ; điểm cầu tại khu vực phía nam có lãnh đạo các Sở Tư pháp cùng dự. Tại điểm cầu tỉnh Bình Dương có đồng chí Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp cùng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Đồng chí Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội nghị
Điểm cầu Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tham dự Hội nghị
Hội nghị đã đánh giá một cách tổng quan việc triển khai nghiệm vụ trọng tâm về công tác tư pháp trong 3 tháng đầu năm 2022; đồng thời qua đó, Lãnh đạo Sở Tư pháp của các địa phương tham dự cũng nêu lên những khó khăn thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngành Tư pháp địa phương trong 3 tháng đầu năm; từ đó kiến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác các quý tiếp theo trong năm 2022./. Văn phòng Sở | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=384 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=384 | Hội nghị giao ban công tác tư pháp khu vực phía Nam | | | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/13/2022 11:00 AM | Thực hiện Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2021 và Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, ngày 06/4/2022, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ giao nhận nuôi con nuôi đối với 02 trường hợp của trẻ Nguyễn Hậu Giang, sinh ngày 30/4/2019 và trẻ Nguyễn Thị Bích Tâm, sinh ngày 14/6/2019.  ![]() Tham dự buổi lễ có Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp: ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; đại diện bên giao: Ông Nguyễn Bảo Thanh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; bên nhận: ông Benjamin Douglas Kemper, quốc tịch Hoa Kỳ và ông Stutz William Douglas, bà Stutz Ashleigh Michelle, quốc tịch Hoa Kỳ; đại diện Văn phòng tổ chức con nuôi nước ngoài Tổ chức Dillon. 
![]() Tại buổi lễ giao nhận, đại diện Phòng Hành chính tư pháp – Quản lý Xử lý vi phạm hành chính -Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã thông qua Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài và các bên thực hiện thủ tục ký tên trong Sổ đăng ký nuôi con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi theo quy định. ![]() ![]()
Sau khi trao Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thay mặt cho chính quyền Việt Nam đã phát biểu chúc mừng gia đình ông Benjamin Douglas Kemper và ông Stutz William Douglas, bà Stutz Ashleigh Michelle đã có thêm một thành viên mới trong gia đình, chúc mừng 02 cháu Nguyễn Hậu Giang và Nguyễn Thị Bích Tâm từ nay sẽ được sống trong môi trường gia đình theo đúng nghĩa của nó. Đồng thời, cũng đã đề nghị gia đình bố mẹ nuôi chấp hành đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam, trong đó lưu ý sáu tháng một lần trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở Hoa Kỳ về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng. Để bày tỏ sự cảm ơn đối với chính quyền Việt Nam, gia đình ông ông Benjamin Douglas Kemper và ông Stutz William Douglas, bà Stutz Ashleigh Michelle đã có lời cảm ơn đối với chính quyền Việt Nam đã tạo điều kiện cho gia đình có thêm thành viên mới và cam kết sẽ nuôi dưỡng, giáo dục 02 cháu Nguyễn Hậu Giang và Nguyễn Thị Bích Tâm phát triển toàn diện, luôn nhớ và tự hào về nguồn gốc, đất nước, dân tộc Việt Nam.
| /hanhchinhtuphap/Lists/NuoiConNuoi/DispForm.aspx?ID=89 | https://stp.binhduong.gov.vn/hanhchinhtuphap/Lists/NuoiConNuoi/DispForm.aspx?ID=89 | Lễ giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương | | | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/13/2022 11:00 AM | Thực hiện Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, ngày 12/4/2022, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ giao nhận nuôi con nuôi đối với trẻ Nguyễn Thị Diễm Thúy, sinh ngày 07/11/2018. 
Tham dự buổi lễ có Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp: ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; đại diện bên giao: Ông Nguyễn Bảo Thanh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; bên nhận: ông D'Ambra Giacomo, bà Stigliano Carmela, quốc tịch Italia; đại diện Văn phòng tổ chức con nuôi nước ngoài Tổ chức Ariete. Tại buổi lễ giao nhận, đại diện Phòng Hành chính tư pháp – Quản lý Xử lý vi phạm hành chính -Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã thông qua Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài và các bên thực hiện thủ tục ký tên trong Sổ đăng ký nuôi con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi theo quy định. 
Sau khi trao Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thay mặt cho chính quyền Việt Nam đã phát biểu chúc mừng gia đình ông D'Ambra Giacomo, bà Stigliano Carmela đã có thêm một thành viên mới trong gia đình, chúc mừng bé Nguyễn Thị Diễm Thúy từ nay có một mái ấm đầy tình thương - điều mà cháu đang thiếu vắng và mong chờ. Đồng thời, cũng đã đề nghị gia đình bố mẹ nuôi chấp hành đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam, trong đó lưu ý sáu tháng một lần trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở Italia về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng. Để bày tỏ sự cảm ơn đối với chính quyền Việt Nam, gia đình ông ông D'Ambra Giacomo, bà Stigliano Carmela đã đã xúc động chia sẻ sự hạnh phúc, vui sướng khi được đón nhận con nuôi sau một thời gian dài chờ đợi. Ông Bà chia sẻ: "Chúng tôi thấy mình là những người may mắn nhất khi được tạo điều kiện để sang Việt Nam, được đón tiếp rất chu đáo và được tới đây trong một buổi lễ giao nhận con nuôi có lẽ là đặc biệt nhất từ trước tới nay để đón thành viên mới của gia đình chúng tôi. Chúng tôi xin cam kết sẽ làm hết sức mình để nuôi dạy, giáo dục con và sẽ luôn hướng các con về quê hương, về các giá trị văn hoá của đất nước Việt Nam."

![]()
| /hanhchinhtuphap/Lists/NuoiConNuoi/DispForm.aspx?ID=90 | https://stp.binhduong.gov.vn/hanhchinhtuphap/Lists/NuoiConNuoi/DispForm.aspx?ID=90 | Lễ giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương Cỡ chữ:Giảm (A-)Mặc định (A)Tăng (A+) 01/04/2022 | Phòng Hành chính Tư pháp | | | | /CMSImageNew/2022-04/hnIMG_3697_Key_10042022080511.jpeg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/10/2022 9:00 AM | Sáng 07-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022. Tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tuyến kết nối tới 17 điểm cầu cấp huyện, 93 điểm cầu cấp xã với sự tham dự của gần 12.400 cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở trong toàn tỉnh. Mục tiêu của hội nghị nhằm nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện chủ đề xuyên suốt toàn khóa "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Thông qua đó, từng cấp ủy, cơ quan, tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải kết hợp một cách sáng tạo, có hiệu quả việc học tập và làm theo chuyên đề năm 2022; cụ thể hóa chuyên đề năm 2022 phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. 
Toàn cảnh hội nghị
Hội nghị đã được nghe PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực II, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương quán triệt, triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chuyên đề xoay quanh một số nội dung quan trọng: Nhận thức chung về tính tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; tính tiên phong gương mẫu về đạo đức cách mạng trong sáng theo Bác; tính tiên phong gương mẫu về bản lĩnh chính trị của người cán bộ đảng viên; tính tiên phong gương mẫu về năng lực cán bộ đáp ứng nhiệm vụ cách mạng hiện nay; vận dụng chuyên đề trong thực tiễn nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực II, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương quán triệt, triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2022
Cũng tại hội nghị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã hướng dẫn việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó tập trung vào các nội dung trọng tâm: Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; giải pháp thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ…
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=382 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=382 | Bình Dương triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 | | | | /CMSImageNew/2022-04/IMG_5094_Key_10042022081148.jpeg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/10/2022 9:00 AM | Sáng 01-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025, Kế hoạch cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Kế hoạch triển khai hệ thống camera giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Hội nghị được trực tuyến đến 9 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố. Giai đoạn 2021 – 2025, cải thiện điểm số và nâng cao thứ hạng các Chỉ số của tỉnh Kế hoạch CCHC nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025 đặt mục tiêu xây dựng nền hành chính tỉnh Bình Dương dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân; nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ theo vị trí việc làm, có uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, tập trung vào 07 nhóm nội dung: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Trong đó, xác định trọng tâm công tác CCHC nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025 là tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

Lãnh đạo Sở Nội vụ trình bày Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025
Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, cải thiện điểm số và nâng cao thứ hạng các Chỉ số của tỉnh. Cụ thể: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số CCHC (PAR Index), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) đạt tối thiểu 90%. Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của tỉnh thuộc nhóm Trung bình cao. 100% cơ quan, đơn vị, địa phương được rà soát, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Trung ương, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cán bộ Bộ phận Một cửa phường Hưng Định, TP. Thuận An cửa hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến
Đối với Kế hoạch cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), tỉnh đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng điều hành, quản trị và hành chính công của bộ máy chính quyền các cấp, xây dựng nền hành chính minh bạch, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, thống nhất, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của chính quyền các cấp đối với nhân dân; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong kết quả Chỉ số PAPI, phấn đấu Chỉ số PAPI của tỉnh năm 2022 tăng bậc so với những năm trước. Phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách. Kế hoạch đề ra giải pháp: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị gắn với các nội dung của Chỉ số PAPI đặt ra; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện.
Triển khai thành công Đề án camera giám sát sẽ là bước đột phá lớn của tỉnh
Tại hội nghị, ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đã thông qua kế hoạch triển khai hệ thống camera giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính. Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong cộng đồng; tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện và thân thiện môi trường. Tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính, phù hợp với định hướng xây dựng thành phố thông minh… Kế hoạch tập trung vào 4 nhóm giải pháp: Quản lý, thể chế, chính sách; triển khai hệ thống; quản lý nhà nước, kết nối, chia sẻ dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực; phân công nhiệm vụ thực hiện đầu tư.

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trình bày Kế hoạch triển khai hệ thống camera giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Võ Văn Minh cho rằng Chỉ số PAPI có 8 nhóm nhiệm vụ chung, 29 chỉ số thành phần; 120 chỉ số thành phần nhỏ. Trong đó có nhiều nội dung liên quan đến đánh giá của người dân. Do đó chính quyền các cấp phải chủ động cung cấp thông tin cho người dân thể hiện sự công khai, minh bạch trong các vấn đề quản lý (quy hoạch đất đai, hộ nghèo, đóng góp xã hội) và những vấn đề gắn với quyền lợi của người dân (giao thông nông thôn, chiếu sáng, giá điện người lao động sử dụng). Trong quý II/2022, từng huyện chỉ đạo xuống từng xã thực hiện khảo sát, chấm điểm PAPI cấp xã, đây là công cụ để chính quyền có sở "soi lại mình" và cải thiện những điểm còn yếu kém.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận hội nghị
Thời gian qua tỉnh được Trung ương đánh giá tốt trong CCHC, thời gian tới cần tiếp tục duy trì những kết quả đạt được. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, công tác CCHC muốn đạt kết quả tốt phải có sự quyết liệt của người đứng đầu và Ban Thường vụ cấp ủy. Từng cấp ủy phải có chỉ thị, kế hoạch về CCHC, định lượng được chất lượng CCHC của địa phương mình, lấy sự hài lòng người dân làm thước đo. Đặc biệt, Bộ phận Một cửa đóng vai trò quan trọng, cần theo dõi giám sát, bố trí nguồn lực chuyên nghiệp, tận tình phục vụ… Đối với hệ thống camera giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính, phải quyết tâm làm, phấn đấu sớm đưa vào vận hành. Nếu triển khai thành công sẽ là bước đột phá lớn của tỉnh về an ninh trật tự, phục vụ cho điều hành giao thông thông minh, giảm ùn tắc giao thông. Các sở, ngành phối hợp địa phương nhanh chóng tính toán hoàn thiện giải pháp, đảm bảo phục vụ lâu dài… | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=383 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=383 | Bình Dương: Cải cách hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn | | | | /hanhchinhtuphap/PublishingImages/2022-04/hinh 3_Key_07042022134227.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 4/1/2022 2:00 PM | Thi hành Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, ngày 31/3/2022, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ giao nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp của trẻ em Nguyễn Kiều Diễm, sinh ngày 29/10/2019. Tham dự buổi lễ có Đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp: ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp; đại diện bên giao: Ông Nguyễn Bảo Thanh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; bên nhận: ông Daniel Jordan Warren và bà Jane Quinn Warren, quốc tịch Hoa Kỳ; đại diện Văn phòng tổ chức con nuôi nước ngoài Tổ chức AFC. Tại buổi lễ giao nhận, đại diện Phòng Hành chính tư pháp - Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã thông qua Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài và các bên thực hiện thủ tục ký tên trong Sổ đăng ký nuôi con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi theo quy định. 

Sau khi trao Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài, ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã chúc mừng gia đình có thêm thành viên mới. Mong muốn gia đình nhận nuôi con nuôi sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng cho con nuôi như con đẻ của mình, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Định kỳ báo cáo tình hình phát triển của trẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bà Jane Quinn Warren - Mẹ nuôi của trẻ Nguyễn Kiều Diễm rất cảm ơn chính quyền Việt Nam đã tạo điều kiện cho gia đình ông bà được nhận cháu làm thành viên của gia đình, gia đình sẽ nuôi dưỡng cháu bé với tất cả tình yêu thương, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cháu bé được phát triển trong môi trường sống mới. Bà hứa sẽ nuôi dạy cháu nên người, định kỳ sẽ báo cáo về tình hình của trẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

| /hanhchinhtuphap/Lists/NuoiConNuoi/DispForm.aspx?ID=88 | https://stp.binhduong.gov.vn/hanhchinhtuphap/Lists/NuoiConNuoi/DispForm.aspx?ID=88 | Lễ giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương | | | | /CMSImageNew/2022-02/a2bba584c7900bce5281_Key_11022022162924.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 2/11/2022 5:00 PM | Hòa chung không khí phấn khởi, vui tươi của những ngày đầu Xuân Nhâm Dần 2022, sáng 07/02/2022 (tức mùng 7 tết), Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi gặp gỡ toàn thể công chức, viên chức và người lao động của Sở đầu xuân mới. Đây là hoạt động thường niên và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Sở Tư pháp mỗi độ xuân về. Trong không khí đầm ấm và phấn khởi, đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Sở Tư pháp đã gửi thông điệp đầu xuân mới cùng những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động của Sở Tư pháp, đồng thời biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu, những thành tích mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở Tư pháp đã đạt được trong năm vừa qua. Đồng chí cũng nhấn mạnh: Năm Tân Sửu đi qua với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng đánh dấu những thắng lợi lớn như được xếp hạng Nhất khối sở, ngành tỉnh về chỉ số cải cách hành chính năm 2020, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ số cải cách hành chính năm 2020; Sở Tư pháp Bình Dương đã hoàn thành tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh; Sở Tư pháp đã chủ động đề xuất, xin chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh cho thực hiện phổ biến pháp luật thông qua các video và infographic, thực hiện chuỗi video và infographic về phòng chống covid. Bên cạnh đó, tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tư pháp. Đồng chí cũng bày tỏ niềm tin và tin tưởng toàn thể công chức, viên chức và người lao động của Sở Tư pháp, phát huy sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo để giành thắng lợi, thành công trên mọi lĩnh vực, tiếp tục chung sức, đồng lòng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự nghiệp Tư pháp ngày càng lớn mạnh. Ban Lãnh đạo cùng toàn thể công chức, viên chức của Sở Tư pháp quyết tâm gặt hái được nhiều thành công, nhiều con số ấn tượng trong năm mới Nhâm Dần năm 2022. Một số hình ảnh khác của buổi họp mặt: Văn phòng Sở
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=380 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=380 | Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương họp mặt đầu xuân Nhâm Dần 2022 | | | | /CMSImageNew/2022-01/09_Key_27012022105008.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 1/27/2022 11:00 AM | Đã thành nét đẹp truyền thống, mỗi dịp Tết đến xuân về, hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng được Sở Tư pháp triển khai tổ chức. Sáng ngày 27 tháng 01 năm 2022, đại diện lãnh đạo cơ quan có đồng chí Nguyễn Quốc Trí - Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng đoàn, ông Nguyễn Hữu Tài, đại diện Hội Công chứng viên tỉnh Bình Dương cùng các đồng chí trong BCH Công Đoàn, Chi đoàn của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã đến thăm hỏi, tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Thái Thị Thiệp , sống tại Khu phố 3, phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 


Tại đây, đồng chí Nguyễn Quốc Trí, Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng đoàn đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời ân cần thăm hỏi, tặng quà và chúc Mẹ thật nhiều sức khỏe để tiếp tục nêu gương và giáo dục con cháu phát huy tốt truyền thống cách mạng, nỗ lực học tập để trở thành những công dân hữu ích cho đất nước trong thời kỳ đổi mới. Văn phòng Sở | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=379 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=379 | Thăm và chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần | | | | /CMSImageNew/2022-01/IMG_9565_Key_25012022103926.JPG | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 1/25/2022 3:00 PM | Chiều ngày 24/01/2022, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2021. Tham dự Hội nghị có đồng chí Đ/c Bùi Ngọc Bích – Phó Chủ tịch công đoàn viên chức tỉnh, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Anh Hoa - Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Sở Tư pháp và toàn thể công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp.
Toàn cảnh Hội nghị
Đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị Sau khi được được nghe thông qua các Báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp; Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị CCVC, NLĐ ngày 29/01/2021 và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan năm 2021; Báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch công tác năm 2021; Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm 2021, Kế hoạch phong trào thi đua năm 2022; Báo cáo kết quả hoạt động năm 2021 của Ban Thanh tra nhân dân. Đồng chí Bùi Ngọc Bích – Phó Chủ tịch công đoàn viên chức tỉnh phát biểu tại Hội nghị Ký kết giao ước thi đua giữa công đoàn và cơ quan
Đồng chí Nguyễn Anh Hoa - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Sở Tư pháp thay mặt Ban Lãnh đạo Sở và toàn thể công chức, viên chức, người lao động cảm ơn sự quan tâm phối hợp của Sở Nội vụ và Công đoàn viên chức tỉnh đối với các hoạt động của cơ quan và Công đoàn Sở Tư pháp trong năm qua. Đồng chí biểu dương sự đóng góp của toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong năm 2021 để ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Đồng thời yêu cầu toàn thể cán bộ công chức, viên chức ngành Tư pháp tiếp tục bám sát các nhiệm vụ chính trị của Ngành, cơ quan, đơn vị, phát huy mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thách thức, trong đó, tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2021.



Đồng chí Nguyễn Anh Hoa - Bí thư Đảng uỷ - Giám đốc Sở đã tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2021

Đồng chí Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch Công đoàn tặng các phần quà hỗ trợ công chức, viên chức xa quê về quê ăn Tết Kết thúc Hội nghị, Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở đã tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2021; đồng chí Nguyễn Quốc Trí – Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn đã trao tặng giấy khen cho công đoàn viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn năm 2021 và các phần quà hỗ trợ công chức, viên chức xa quê về quê ăn tết./.
Văn phòng Sở | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=378 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=378 | Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị công chức, viên chức, người lao động năm 2021 | | | | /CMSImageNew/2022-01/Thu chuc Tet BTP 2022_Key_25012022134016.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 1/25/2022 2:00 PM | | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=377 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=377 | Thư của Bộ trưởng Lê Thành Long gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022 | | | | /CMSImageNew/2022-01/IMG_9500_Key_24012022090359.JPG | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 1/21/2022 3:00 PM | Sáng ngày 21/01/2022, Sở Tư pháp Bình Dương tổ chức hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Tư pháp; bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp, ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở cùng các đồng chí trưởng phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh.  Toàn cảnh Hội nghị Năm 2021, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã xây dựng, ban hành kịp thời các kế hoạch công tác và có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời vẫn đảm bảo bám sát chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp. Năm 2021, với sự quyết tâm, nỗ lực và trách nhiệm của toàn thể công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp, ngành Tư pháp địa phương đã ban hành kịp thời các kế hoạch công tác phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời vẫn đảm bảo bám sát chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh, Bộ Tư pháp, bên cạnh đó cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Tư pháp phát biểu tại hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương trong năm 2021. Tuy ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương vẫn linh hoạt, kịp thời triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu kép, góp phần vào thành tựu chung của tỉnh. Bên cạnh đó, Bình Dương là địa phương nằm trong Top đầu khu vực phía Nam triển khai hiệu quả các chính sách pháp luật, cải cách hành chính. Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương là một trong 19 đơn vị cả nước hoàn thành xuất sắc công tác tư pháp năm 2021. Dịp này, Bộ Tư pháp đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tư pháp" cho 13 cá nhân; tập thể Sở Tư pháp và 02 cá nhân vinh dự nhận Bằng khen của Bộ Tư pháp. UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 02 tập thể Lao động xuất sắc năm 2021. Đồng thời UBND tỉnh cũng trao Bằng khen cho 01 tập thể, 02 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ hai năm liên tiếp.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Tư pháp tặng Bằng khen của Bộ Tư pháp phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Tư pháp tặng Bằng khen của Bộ Tư pháp cho tập thể và cá nhân
Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Văn phòng Sở
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=375 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=375 | Sở Tư pháp Bình Dương tổ chức hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 | | | | /CMSImageNew/2022-01/NTP_2022_NEWS_Key_06012022105405.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 1/6/2022 11:00 AM | Năm 2021 đi qua trong khó khăn do tác động tiêu cực của dịch của dịch bệnh COVID -19; nhưng với tinh thần vươn lên mạnh mẽ, chủ động, sáng tạo trong công việc, toàn ngành Tư pháp đã để lại những dấu ấn trên mọi lĩnh vực công tác, tạo tiền đề cho năm 2022, năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025.Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Các vấn đề pháp lý phát sinh do dịch bệnh COVID – 19 cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện, thích ứng với tình hình mới là một trong những nhiệm vụ đặt lên vai ngành Tư pháp những trách nhiệm hết sức nặng nề. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nguồn lực nhưng ngành đã tập trung kịp thời phối hợp với các cơ quan tham mưu Chính phủ, chính quyền các cấp xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh. Ở cấp huyện, nhìn vào thống kê văn bản ban hành cho thấy, tăng nhiều so với năm 2020 phần nào cho thấy tình hình KTXH, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19 làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý cần phải kịp thời có những quy định điều chỉnh; nhiều văn bản cũng được ban hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và điều hành phát triển KTXH ở năm đầu nhiệm kỳ mới. Cũng trong năm 2021, chất lượng công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục được nâng cao, tiến độ được bảo đảm. Bên cạnh các khía cạnh pháp lý, nội dung thẩm định đã tập trung đánh giá tác động của các quy định tới đời sống KTXH, nhất là ở những quy định liên quan trực tiếp tới quyền con người, quyền công dân, quyền tự do kinh doanh, đơn giản hóa TTHC nhằm thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi hơn. Nổi bật nhất trong công tác soạn thảo có thể kể đến là "chùm" hơn 30 nghị định về xử lý vi phạm hành chính và "chùm" 30 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành; đặc biệt, có một số văn bản thẩm định phải tập trung khẩn trương hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ để kịp thời ban hành các quy định ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Công tác kiểm tra VBQPPL tiếp tục vào cuộc kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; kết luận kiểm tra chính xác; nhiều văn bản trái pháp luật đã được xử lý dứt điểm, Công tác rà soát VBQPPL được thực hiện thường xuyên và có trọng tâm, trọng điểm. Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tập trung nguồn lực tiếp tục thực hiện rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL. Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp 2022, những nỗ lực của Bộ Tư pháp trong phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương được đánh giá một cách thẳng thắn, toàn diện. Các bộ, ngành địa phương đều chung nhân định Bộ Tư pháp đã tích cực, tham mưu hiệu quả cho Chính phủ về pháp lý trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Bộ Tư pháp đã làm việc liên tục để rà soát, đánh giá sự phù hợp với các quy định và pháp luật và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Cho đến nay, cơ bản đã có hành lang pháp lý vững chắc cho việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết Bộ, ngành Tư pháp đã hỗ trợ hoàn thành 47 văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trong đó có nhiều vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ; đã phối hợp với một số Bộ, ngành có liên quan tập trung xử lý các vụ việc vướng mắc kéo dài; triển khai các văn bản quy phạm pháp luật bài bản, chặt chẽ; tham mưu xây dựng, khẩn trương triển khai hai chính sách lớn, nhất là chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Những con số ấn tượng Trong điều kiện khó khăn, nhưng các lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp vẫn giữ nhịp, đặc biệt là trong việc giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Năm 2021, chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 06 bậc. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng thực chất, hiệu quả ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức với nhiều hình thức phong phú. Trong đó, Lễ tôn vinh “Gương sáng pháp luật” là điểm nhấn, lan tỏa về những tấm gương cống hiến, hy sinh trong xây dựng và thi hành pháp luật. Công tác hòa giải ở cơ sở với tỉ lệ hòa giải thành đạt gần 80% trong số hơn 110.000 vụ việc được tiếp nhận trong cả nước đã góp phần giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, trong nội bộ nhân dân, giúp ổn định trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở. Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật gắn kết chặt chẽ hơn với công tác xây dựng pháp luật. Bộ và các Sở Tư pháp đã cấp được tổng số hơn 555.000 phiếu lý lịch tư pháp; Các Trung tâm đăng ký đã giải quyết hơn 1.000.000 yêu cầu, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường nhà nước được quan tâm thực hiện; nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm ; không ngừng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, nhất là trong việc yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhiều kết quả tích cực. Trong năm, có hơn 6.200.000 hợp đồng, giao dịch được công chứng, gần 25.000 cuộc bán đấu giá thành và các luật sư đã thực hiện gần 70.000 vụ việc giúp bảo đảm an toàn pháp lý và tăng nguồn thu cho ngân sách. Năm 2021, các Trung tâm trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã tham gia hơn 33000 vụ việc tố tụng (chiếm gần 86% tổng số vụ việc, tăng hơn 20% so với năm 2020). Công tác pháp luật quốc tế, đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết các vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực; Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp tiếp tục được kiện toàn. Chất lượng nhân lực tư pháp, pháp luật tiếp tục được nâng cao. Bộ Tư pháp, đã tổng kết 05 năm thực hiện Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, được Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận kết quả và đồng ý cho xây dựng 02 đề án mới để tiếp tục thực hiện đến năm 2030. Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý tiếp tục đạt nhiều kết quả ấn tượng. Tập trung tham mưu giải quyết các vấn đề pháp lý phòng chống dịch bệnh Covid-19 Năm 2022, dự báo tình hình quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức; dự báo sẽ tiếp tục phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp trong điều hành phát triển KTXH cả ở trung ương và địa phương. Trong bối cảnh chung đó, bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các định hướng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp; thể hiện trong các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổng kết và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Tư pháp xác định nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung tham mưu thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tiếp tục tham gia hiệu quả trong việc xây dựng, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành và tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Tham mưu thực hiện hiệu quả, bảo đảm tiến độ, chất lượng Định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội. Tập trung tham mưu về công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý đảm bảo thực hiện Chiến lược phòng chống dịch bệnh Covid-19 và Chương trình phục hồi phát triển KTXH trong bối cảnh “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”. Xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội Đề nghị xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi). Tổ chức thi hành hiệu quả VBQPPL, nhất là các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và “chùm” Nghị định quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Chú trọng thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các công tác này, nhất là việc theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản trái pháp luật, xử lý kết quả rà soát văn bản của các bộ, ngành, địa phương. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số trong công tác này; đẩy mạnh truyền thông chính sách pháp luật từ khâu xây dựng dự thảo để tạo sự đồng thuận xã hội. Mặc dù đại dịch Covid-19 gây trở ngại trên nhiều mặt, nhưng các cơ quan THADS đã nỗ lực thi hành được trên 493.971 vụ với trên 45.700 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.000 tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi. Kết quả thi hành án hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, đã thi hành xong 445 việc (tăng 92 việc so với năm 2020). Công tác đăng ký hộ tịch được thực hiện kịp thời và ngày càng thuận tiện cho người dân; đến nay đã có trên 6.4 triệu dữ liệu hộ tịch điện tử được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trên 2.7 triệu Thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thông qua liên thông thủ tục hành chính điện tử. Đã kịp thời trình Chủ tịch nước giải quyết gần 5000 hồ sơ về công tác quốc tịch. Ngay khi tình hình COVID-19 được kiểm soát, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tổ chức Lễ giao nhận con nuôi cho 91 gia đình thuộc 8 nước châu Âu.
Bình An (www.moj.gov.vn) | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=373 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=373 | Ngành Tư pháp: Khát vọng năm mới 2022 | | | | /CMSImageNew/2020-12/002_Key_15122020162635.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/31/2021 5:00 PM | Hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V và Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp, sáng ngày 31/10/2020, Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ dâng hương và báo công tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp tại Thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Di tích lịch sử của Bộ Tư pháp là một trong các địa điểm của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, gắn liền với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tham dự sự kiện ý nghĩa này, về phía Bộ Tư pháp có Thứ trưởng Mai Lương Khôi, đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, một số Sở Tư pháp, Cục THADS địa phương cùng các gương điển hình tiên tiến đại diện cho các khu vực. Sở Tư pháp Bình Dương do đồng chí Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp Bình Dương – đại diện tham gia sự kiện ý nghĩa này. Một số hình ảnh của chuyến đi: .jpg)
Đại biểu tập trung tại trụ sở Bộ Tư pháp đi khu di tích lịch sử tại Tuyên Quang .jpg)
.jpg)
Lãnh đạo Bộ và một số lãnh đạo Sở Tư pháp các tỉnh chụp hình lưu niệm tại khu di tích
Sáng ngày 01/11/2020, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bộ Tư pháp đã long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã tới dự, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V và trao tặng "Huân chương Lao động" hạng Nhất cho Bộ, ngành Tư pháp; Huân chương Lao động cho các tập thể, cá nhân. Tại Đại hội, Sở Tư pháp Bình Dương đã được Bộ Tư pháp vinh danh là tập thể điển hình tiên tiến ngành Tư pháp và 01 cá nhân điển hình tiên tiến của ngành Tư pháp là đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở. Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp – đã vinh dự đại diện cho 63 Sở Tư pháp phát biểu tham luận, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong phong trào thi đua giai đoạn 2015-2020. Một số hình ảnh tại Đại hội: Toàn cảnh hội nghị
.jpg)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị
Giám đốc Sở Tư pháp Bình Dương Nguyễn Anh Hoa phát biểu tham luận tại Hội nghị.jpg) Giám đốc Sở Tư pháp Bình Dương Nguyễn Anh Hoa nhận bằng khen và hoa lưu niệm tại Hội nghị
.jpg)
Giám đốc Sở Tư pháp Bình Dương Nguyễn Anh Hoa chụp hình lưu niệm cùng Lãnh đạo Bộ và Sở Tư pháp các tỉnh thành Văn phòng Sở
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=323 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=323 | Sở Tư pháp Bình Dương tham dự Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V tại Hà Nội | | | | /CMSImageNew/2022-01/TRIEN KHAI TU PHAP 2022_Key_20012022170329.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/23/2021 3:00 PM | Sáng ngày 21 tháng 12 năm 2021, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022 bằng hình thức trực tuyến; chủ trì Hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Cùng dự Hội nghị còn có các đồng chí Bộ trưởng một số Bộ, Ngành trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Bình Dương có đồng chí Võ Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Anh Hoa, Giám đốc Sở Tư pháp, cán bộ chủ chốt Sở Tư pháp và lãnh đạo một số Sở, Ngành tỉnh.
Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2022 tại điểm cầu tỉnh Bình Dương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên đề về kinh nghiệm triển khai một số lĩnh vực công tác tư pháp, cũng như tham mưu, đề xuất của cơ quan tư pháp đối với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch Covid-19. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được của toàn ngành. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Tư pháp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII về 06 nhiệm vụ trọng tâm, 03 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hoàn thiện thể chế.
Năm 2022 tới, Thủ tướng yêu cầu ngành Tư pháp cần tập trung nguồn lực thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó nhấn mạnh, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng và thực thi pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, tình hình thực tiễn để nhanh chóng thể chế hóa, cụ thể hóa pháp luật có khả thi, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nút thắt về thể chế; đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng thể chế, coi đây là đầu tư cho sự phát triển, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, chế độ chính sách tương xứng, hài hòa hợp lý với các ngành khác. Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ./. Văn phòng Sở
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=371 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=371 | Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022 | | | | /DangDoanThe/PublishingImages/2021-12/Screen Shot 2021-12-23 at 14_Key_23122021142356.20_Key_23122021142356.51_Key_23122021142356.png | No | Đã ban hành | Đoàn thanh niên;Tin ngành tư pháp; | 12/23/2021 2:00 PM | Thể hiện truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021), chiều ngày 22/12/2021, đại diện lãnh đạo cơ quan có đồng chí Nguyễn Anh Hoa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng đoàn, ông Cao Đoàn Thái, đại diện Hội Công chứng viên tỉnh Bình Dương cùng các đồng chí trong BCH Công Đoàn, Chi đoàn của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã đến thăm hỏi, tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Thái Thị Thiệp, sống tại Khu phố 3, phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tại đây, đồng chí Nguyễn Anh Hoa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng đoàn đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời ân cần thăm hỏi, tặng quà và chúc Mẹ thật nhiều sức khỏe để tiếp tục nêu gương và giáo dục con cháu phát huy tốt truyền thống cách mạng, nỗ lực học tập để trở thành những công dân hữu ích cho đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Sở Tư pháp đối với thân nhân những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Một số hình ảnh thăm mẹ Việt Nam anh hùng Thái Thị Thiệp:
  Chi đoàn cơ sở Sở Tư pháp
| /DangDoanThe/Lists/DangDoanThe/DispForm.aspx?ID=144 | https://stp.binhduong.gov.vn/DangDoanThe/Lists/DangDoanThe/DispForm.aspx?ID=144 | Thăm mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày 22/12 | | | | /CMSImageNew/2021-12/Tong ket cong tac tu phap 2021_!_Key_22122021162332.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/22/2021 5:00 PM | TTĐT - Sáng 21-12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2022. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành. Năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình kinh tế-xã hội nói chung và việc triển khai công tác Tư pháp nói riêng, nhưng toàn ngành đã tập trung nguồn lực để thực hiện kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao bám sát chương trình, kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước và của từng địa phương. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chú trọng đầu tư nguồn lực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; công tác xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện quyết liệt, góp phần bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật. Chất lượng công tác thẩm định văn bản vi phạm pháp luật (VBQPPL) tiếp tục được nâng cao, tiến độ được bảo đảm. Bên cạnh các khía cạnh pháp lý, nội dung thẩm định đã tập trung đánh giá tác động của các quy định tới đời sống KT-XH, nhất là những quy định liên quan trực tiếp tới quyền con người, quyền công dân, quyền tự do kinh doanh, đơn giản hóa TTHC nhằm thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi hơn. Năm 2021, Bộ Tư pháp đã thẩm định 43 đề nghị xây dựng, 232 dự thảo, nổi bật là hơn 30 Nghị định về xử lý vi phạm hành chính và 30 Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, ngành. Tổ chức Pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 634 dự thảo; các Sở Tư pháp thẩm định 4.904 dự thảo và 1.879 dự thảo do các Phòng Tư pháp thẩm định. 
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương Công tác kiểm tra VBQPPL tiếp tục vào cuộc kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; kết luận kiểm tra chính xác; nhiều văn bản trái pháp luật đã được xử lý dứt điểm, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Toàn ngành đã kiểm tra theo thẩm quyền 12.366 VBQPPL. Riêng tại Bộ Tư pháp, đã kiểm tra 3.644 văn bản. Các cơ quan Thi hành án dân sự đã nỗ lực thi hành xong 493.971 việc với trên 45.705 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.000 tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi. Năm 2022, ngành Tư pháp đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tập trung tham mưu thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổ chức thi hành hiệu quả VBQPPL, nhất là các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và "chùm" Nghị định quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Tích cực tham mưu với Chính phủ trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp phức tạp trong hoạt động đầu tư quốc tế. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành và trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tư pháp. Tập trung nguồn lực xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính... Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu ngành Tư pháp cần tập trung nguồn lực thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Trong đó chú trọng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng và thực thi pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, tình hình thực tiễn để nhanh chóng thể chế hóa, cụ thể hóa pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nút thắt về thể chế, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng viên trong hệ thống tư pháp. Tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu quả gắn với việc cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao năng lực phục vụ cho người dân, tăng cường phân cấp phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Năm 2021, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã xây dựng, ban hành kịp thời các kế hoạch công tác và có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp tình hình thực tiễn, đồng thời vẫn đảm bảo bám sát chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp. Công tác cải cách hành chính tiếp tục phát huy. Tư pháp địa phương cũng tham gia về pháp lý, góp ý, thẩm định, tham mưu ban hành kịp thời nhiều văn bản QPPL của tỉnh, đảm bảo chính sách hỗ trợ, chăm lo cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục có nhiều đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hình thức, cách thức tuyên truyền (infographic, video clip ngắn), nổi bật là tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, phòng, chống dịch Covid-19. Tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến; số vụ việc trợ giúp pháp lý hình thức tham gia tố tụng tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động Tư pháp cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt yêu cầu tổ chức, cá nhân, đặt biệt là công tác giải quyết hộ tịch cho nhân dân trong tình hình dịch bệnh. Công tác thi hành án dân sự tiếp tục đạt nhiều kết quả khích lệ. Toàn ngành thi hành án đã thụ lý 20.788 vụ việc, đã thi hành 66,65% (còn thiếu 14,85% chỉ tiêu giao); số tiền phải thi hành trên 6.576 tỷ đồng, đã giải quyết 59,29% (vượt 19,19% chỉ tiêu giao). Nguồn: www.binhduong.gov.vn | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=370 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=370 | Ngành Tư pháp: Tập trung tham mưu thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng | | | | /CMSImageNew/2021-12/document+icon-1320087273046857645_Key_20122021103952.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/20/2021 11:00 AM | | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=369 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=369 | Tài liệu Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022 | | | | /CMSImageNew/2021-12/hoi nghi tu phap toan quoc_2022_1_Key_20122021095128.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/20/2021 10:00 AM | Năm 2021, toàn ngành Tư pháp đã đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, chung tay cùng hệ thống chính trị giải quyết các vấn đề phát sinh do dịch bệnh Covid-19, đóng góp thiết thực vào sự phát triển Kinh tế xã hội, trong đó có vai trò nổi bật của công tác chỉ đạo, điều hành. Chỉ đạo, điều hành linh hoạt, toàn diện Công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp đã tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển KTXH của Đảng, Quốc hội; quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hành động, khát vọng phát triển”; gắn chặt với sự chỉ đạo và điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đặc biệt là các nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về triển khai công tác tư pháp năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 và các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp đã tạo cơ sở quan trọng, là động lực thúc đẩy thực hiện chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp một cách linh hoạt, toàn diện. Bộ Tư pháp cho biết, các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo công tác được Bộ, ngành Tư pháp chủ động xây dựng, ban hành sớm để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao, như: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Chương trình hành động nhiệm kỳ triển khai Nghị quyết phát triển KTXH 05 năm (2021-2026); Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ và nhiều Chương trình, kế hoạch khác... Đồng thời, hoàn thành 100% các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thêm. Trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Bộ, ngành Tư pháp có nhiều đổi mới, tăng cường các cuộc họp, chỉ đạo trực tuyến; đồng thời, cũng linh hoạt, đẩy nhanh tiến độ công việc, đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong nhiệm kỳ mới; tăng cường thực hiện cải cách hành chính và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong việc thực hiện công tác chuyên môn, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; kịp thời hướng dẫn chuyên môn đối với các cơ quan tư pháp, thi hành án dân sự (THADS) địa phương trong tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người dân, doanh nghiệp được an toàn, thông suốt, hiệu quả trong bối cảnh thực hiện giãn cách của cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãnh phí và tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo rà soát, lồng ghép, điều chỉnh các chương trình/kế hoạch công tác, cắt giảm tối đa các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, kiểm tra, khảo sát trực tiếp để phù hợp với tình hình dịch bệnh và yêu cầu thực tiễn từng địa phương. Tích cực tham mưu rà soát các quy định gây cản trở cho người dân, doanh nghiệp Tại các bộ, ngành, địa phương, Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu ban hành, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, các văn bản chỉ đạo để cụ thể hoá, nâng cao hiệu quả các nhiệm vụ về công tác tư pháp, pháp chế phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế tại cơ quan, địa phương mình. Đặc biệt, đã tham mưu có trách nhiệm trong việc rà soát các quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, gây cản trở, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, cũng như tham mưu ý kiến pháp lý đối với các văn bản, vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại bộ, ngành, địa phương. Công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giữa các Sở Tư pháp, Cục THADS với các Sở, ngành được chú trọng thực hiện, qua đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc trao đổi, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành, địa phương được thực hiện thông suốt, gắn kết trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp, pháp chế các cấp. Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành trong một số lĩnh vực có lúc còn chưa kịp thời. Việc hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời phản ánh, kiến nghị, trong một số trường hợp, vẫn chưa cụ thể để giải quyết vướng mắc từ thực tiễn. Do đó, trong năm mới 2022, bên cạnh nhiều giải pháp, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hiệu lực, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu; tăng cường công tác cải cách hành chính; thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch công tác, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện mục tiêu phát triển KTXH năm 2022 bảo đảm hiệu quả và thích ứng với điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bình An Nguồn: baophapluat.vn | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=367 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=367 | Ngành Tư pháp đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành | | | | /CMSImageNew/2021-12/hoi nghi tu phap toan quoc_2022_2_Key_20122021095702.png | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/20/2021 10:00 AM | Năm 2021, toàn ngành tư pháp đã tập trung rà soát được 29.955 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), giảm 9% so với năm 2020, kiến nghị xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới) đối với 5.581 văn bản (tăng 15,9% so với năm 2020). Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, ngày 21/12 tới đây, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2022, theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng đánh giá những kết quả của Bộ, ngành tư pháp đạt được trong năm 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của ngành năm 2022, định hướng đến năm 2025. Tiếp tục rà soát pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho người dân Theo đó, một trong những kết quả nổi bật của ngành tư pháp năm 2021 là công tác rà soát văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên và có trọng tâm, trọng điểm. Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tập trung nguồn lực tiếp tục thực hiện rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 07/6/2021 về Danh mục VBQPPL cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, bao gồm: 16 luật, 12 nghị định, 04 văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành; xây dựng Báo cáo số 112/BC-BTP ngày 18/6/2021 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo tình hình rà soát văn bản QPPL về đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, trước những tác động, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tiếp tục rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh và đời sống nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Một trong những kết quả nổi bật khác của ngành tư pháp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 là công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính ngày càng được quan tâm lớn của các cấp, các ngành. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu, trình Ban Bí Thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế để triển khai trong toàn hệ thống chính trị. Nhiều bộ, ngành và các tỉnh, thành phố đã kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 04-CT/TW nêu trên, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Thi hành án dân sự đạt trên 45.705 tỷ đồng Mặc dù dịch bệnh COVID-19 gây trở ngại trên nhiều mặt cho việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án của người dân, doanh nghiệp và tác nghiệp tại cơ sở của Chấp hành viên, nhưng các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đã nỗ lực thi hành xong 493.971 việc với trên 45.705 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.000 tỷ đồng từ các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi. Việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và án tín dụng, ngân hàng tiếp tục được lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt. Việc phối hợp với các ngành nội chính, tòa án, kiểm sát, công an, ngân hàng, bảo hiểm xã hội trong hoạt động THADS tiếp tục được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án. Ban chỉ đạo THADS các cấp tiếp tục được rà soát, kiện toàn, kịp thời giải quyết nhiều vụ việc phức tạp. Các cơ quan THADS đã thực hiện nghiêm việc theo dõi Thi hành án hành chính (THAHC) theo quy định, kết quả THAHC có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2021, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước phải thi hành 944 bản án, quyết định về vụ án hành chính; kết quả đã thi hành xong 455 việc (tăng 92 việc so với năm 2020). Ưu tiên thể chế hóa chính sách lớn trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, Bộ Tư pháp xác định ưu tiên thể chế hóa những định hướng chính sách lớn, then chốt trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tiếp tục tham gia hiệu quả trong việc xây dựng, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành và tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Tham mưu thực hiện hiệu quả, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh thuộc Đề án về định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội. Tập trung nguồn lực xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội Đề nghị xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi). Tổ chức thi hành hiệu quả văn bản QPPL, nhất là triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVIHC) cùng với các Nghị định quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự sau khi được Quốc hội thông qua. Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Chú trọng thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các công tác này, nhất là việc theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản trái pháp luật, xử lý kết quả rà soát văn bản của các bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về THADS và các quy định của pháp luật có liên quan để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nhất là các quy định liên quan đến việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo yêu cầu tại Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu THADS được Quốc hội giao năm 2022 trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. Bảo đảm 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính được theo dõi thi hành theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Triển khai thực hiện Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp các cấp; tăng cường phân công, phân cấp, phân quyền trong các cơ quan, đơn vị trong ngành tư pháp gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và cá thể hóa trách nhiệm; nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trò gương mẫu của người đứng đầu. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành tư pháp và Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Lê Sơn | /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=368 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=368 | Ngành tư pháp với những con số biết nói | | | | /CMSImageNew/2021-12/LOGO BINH DUONG_SMALL SIZE_Key_17122021171939.PNG | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/17/2021 6:00 PM | Thực hiện Công văn số 552-CV/BTGTU ngày 13/12/2021 của Ban Tuyên giáo - Tỉnh ủy Bình Dương về việc phát hành đề cương tuyên truyền kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Bình Dương; Văn phòng Sở gửi đến các đồng chí Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Bình Dương. Trân trọng! ĐỀ CƯƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 25 năm tỉnh Bình Dương xây dựng và phát triển (01/01/1997 - 01/01/2022) ----- I. TÁI LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa IX về việc chia tách tỉnh, ngày 26/11/1996, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sông Bé ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TU về việc chia tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Sau đó, Tỉnh ủy Sông Bé thành lập Ban chỉ đạo, tiến hành các bước chia tách tỉnh. Từ ngày 16 đến 27/12/1996, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sông Bé đã tiến hành các cuộc họp thống nhất yêu cầu, nhiệm vụ, phương pháp phân chia cơ sở vật chất, sắp xếp bộ máy, bố trí cán bộ ở hai tỉnh. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập với 04 đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Thủ Dầu Một và 03 huyện: Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An), 77 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên của Tỉnh sau khi tái lập là 2.717 km2, dân số 679.044 người. Đồng thời với việc tái lập tỉnh Bình Dương, ngày 12/12/1996, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 118-QĐNS/TW thành lập Đảng bộ Bình Dương và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời gồm 37 đồng chí; trong đó, Ban Thường vụ lâm thời có 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Minh Đức được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Phan Văn Đương và đồng chí Hồ Minh Phương làm Phó Bí thư. Khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Bình Dương có 09 Đảng bộ trực thuộc, 303 chi bộ, Đảng bộ cơ sở đảng với hơn 9.000 đảng viên. Đến cuối tháng 8/1999, Chính phủ quyết định thành lập thêm 3 huyện: Dĩ An, Dầu Tiếng, Phú Giáo và các xã Định Thành thuộc huyện Dầu Tiếng, xã Bình An thuộc huyện Dĩ An. Đến ngày 10/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2003/NĐ-CP thành lập thêm phường Phú Lợi, xã Hiệp An (thị xã Thủ Dầu Một); xã Tam Lập (huyện Phú Giáo). Sau đó, ngày 17/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 190/2004/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc các huyện Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo, cụ thể: thành lập 04 xã là Thạnh Hội, Hiếu Liêm, Đất Cuốc và Tân Hiệp thuộc huyện Tân Uyên; điều chỉnh địa giới hành chính xã An Linh lấy một phần diện tích thành lập xã An Thái thuộc huyện Phú Giáo; điều chỉnh địa giới hành chính xã Minh Tân, Long Hòa thuộc huyện Dầu Tiếng. Đến ngày 09/6/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/2008/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính thành lập phường Hiệp An, phường Định Hòa, phường Phú Mỹ thuộc thị xã Thủ Dầu Một. Sau đó, ngày 11/8/2009 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/2009/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên để mở rộng địa giới hành chính thị xã Thủ Dầu Một: thành lập phường Hòa Phú, phường Phú Tân thuộc thị xã Thủ Dầu Một; thành lập thị trấn Thái Hòa thuộc huyện Tân Uyên. Đến ngày 13/01/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP thành lập thị xã Dĩ An, các phường thuộc thị xã Dĩ An và thành lập thị xã Thuận An, các phường thuộc thị xã Thuận An. Ngày 02/5/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Thủ Dầu Một. Đến ngày 29-12-2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát và 05 phường thuộc thị xã Bến Cát, thành lập huyện Bàu Bàng (trên cơ sở các xã còn lại của huyện Bến Cát); điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và 6 phường thuộc thị xã Tân Uyên, thành lập huyện Bắc Tân Uyên (trên cơ sở các xã còn lại của huyện Tân Uyên); thành lập 2 phường thuộc thị xã Thuận An và thành lập 3 phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Đến ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 (có hiệu lực từ ngày 01/02/2020), thành lập thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An (trên cơ sở toàn bộ diện tích của thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An). Như vậy, sau nhiều lần được điều chỉnh về địa giới, đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, hiện nay tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 03 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã (41 xã, 45 phường, 05 thị trấn). Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của Tỉnh, được công nhận đô thị loại 1 vào năm 2017; thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An được thành lập năm 2020. Dân số toàn Tỉnh hiện nay khoảng 2,6 triệu người (trong đó tạm trú chiếm trên 50%), tăng hơn 4 lần so với khi mới tái lập Tỉnh. Đảng bộ tỉnh Bình Dương hiện có 14 Đảng bộ trực thuộc, 597 tổ chức cơ sở đảng với 48.500 đảng viên chiếm 1,89 % dân số, tăng 05 Đảng bộ trực thuộc, 294 tổ chức cơ sở đảng và số lượng đảng viên tăng hơn 5 lần so với khi mới thành lập. II. KHẨN TRƯƠNG ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC BỘ MÁY SAU NGÀY TÁI LẬP, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, TỪNG BƯỚC ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1997 – 2000) * Bối cảnh tình hình khi tái lập Tỉnh: Ngay sau khi có quyết định của Trung ương về thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Bình Dương, Tỉnh đã khẩn trương ổn định tổ chức, phân công các đồng chí trong Ban Chấp hành, kịp thời bố trí lại đội ngũ cán bộ, đảm bảo thực hiện vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy trên tất cả các lĩnh vực. Bối cảnh chung của đất nước khi tái lập Tỉnh có những thuận lợi cơ bản như: Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2,3 (khóa VIII) tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng; các cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội đang dần được hoàn thiện; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thu được những kết quả nhất định, tạo cơ sở để tiếp tục phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần đang phát triển đúng hướng và tăng trưởng với tốc độ cao, toàn diện, cơ cấu chuyển dịch tích cực. Đối với Tỉnh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tập trung đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ đảm bảo ổn định và phát triển nhanh, Tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực, vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh, thành liên vùng, ngoài vùng và cả quốc tế; các khu công nghiệp ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nông nghiệp, nông thôn có bước chuyển biến, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Về đối ngoại, Tỉnh có quan hệ kinh tế, thương mại với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, xây dựng ngày càng vững mạnh, Đảng bộ Tỉnh có truyền thống đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm quý báu cả trong lãnh đạo chiến đấu và xây dựng, nhất là trong những năm đổi mới; bộ máy chính quyền các cấp ngày càng hoạt động có hiệu quả; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể bước đầu có đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động; nhân dân Bình Dương có truyền thống yêu nước và cách mạng, lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, vượt khó, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước chuyển biến tích cực; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; văn hóa, giáo dục, y tế đạt được những tiến bộ bước đầu. Đó là những cơ sở rất thuận lợi để Đảng bộ và nhân dân Bình Dương tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, bước vào xây dựng sau ngày tái lập, tỉnh Bình Dương cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhiều lĩnh vực của Tỉnh có xuất phát điểm thấp so với các tỉnh, thành phố trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: trình độ lực lượng lao động còn thấp; việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên đất đai, lao động hiệu quả chưa cao; tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm; kết quả sản xuất kinh doanh trên một vài lĩnh vực chưa thực sự vững chắc; kinh tế quốc doanh chưa mạnh, năng suất, hiệu quả chưa cao; tiến bộ về văn hóa - xã hội chưa theo kịp đà phát triển kinh tế; đời sống Nhân dân vùng sâu còn nhiều khó khăn; các mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả; các thế lực thù địch luôn âm mưu và dùng nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng, nhằm gây rối phá thế ổn định và phát triển; bộ máy tổ chức và nhân sự chưa hoàn chỉnh… . 1. Đề ra những chủ trương, giải pháp phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội Sau khi ổn định tình hình tổ chức, ngày 29/01/1997, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị lần thứ Nhất (mở rộng) để thảo luận những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân cho năm 1997 và những chương trình mục tiêu quan trọng đến năm 2000 trong điều kiện mới. Ngày 11/2/1997, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Nghị quyết số 05- NQ/TU về phương hướng nhiệm vụ năm 1997. Nghị quyết xác định nhiệm vụ tổng quát của năm 1997 là: "Tập trung mọi nguồn lực, nhanh chóng ổn định về tư tưởng, tổ chức cán bộ để đi ngay vào hoạt động bình thường, thực hiện nhanh chóng việc điều tra, khảo sát nắm chắc đặc điểm tình hình, những khó khăn thuận lợi, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh để xác định đúng đắn cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển. Trên cơ sở đó, huy động mọi nguồn lực, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định theo yêu cầu của thời kỳ mới; đồng thời với nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, cần giải quyết tốt những vấn đề bức xúc về văn hóa xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tăng cường các hoạt động đối ngoại". Trong một năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ lâm thời, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân trong Tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao và phát triển tương đối toàn diện. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, GDP tăng 17,7%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 48,5%, nông nghiệp tăng 4,4%, dịch vụ tăng 10,4%, kim ngạch xuất khẩu tăng 41%, thu ngân sách tăng 29% so với năm 1996, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, với tỷ lệ tương ứng là 50,4% - 26,8% - 22,8%. Tỉnh đã tập trung cố gắng giải quyết những yếu kém về hạ tầng, xây dựng và mở rộng thêm nhiều tuyến đường giao thông, điện, cấp nước, mạng lưới thông tin liên lạc, tiến hành cải cách thủ tục hành chính với cơ chế "một cửa", từng bước tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với tăng trưởng về kinh tế, đời sống của Nhân dân cũng được cải thiện đáng kể, công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động được quan tâm thực hiện tốt, góp phần xóa hộ đói, giảm dần hộ nghèo, số hộ khá giả ngày càng tăng. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao được quan tâm đầu tư và có chuyển biến tích cực; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ. Bộ máy tổ chức của Đảng, chính quyền trong hệ thống chính trị được cũng cố một bước và tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Những thành tựu trên đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; khẳng định bước tiến vững chắc của Bình Dương trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khẳng định ý chí quyết tâm và sự đóng góp to lớn của toàn Đảng bộ, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong Tỉnh. 2. Lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI, tạo tiền đề quan trọng cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa Song song với việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy cũng tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI (từ ngày 17-12-1997 đến ngày 19-12-1997) đã diễn ra với tinh thần nhất trí cao về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Tỉnh từ sau ngày tái lập, mặc dù tình hình trong nước nói chung và trong tỉnh nói riêng còn nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng những thành tựu đạt được là vững chắc và rất quan trọng, khẳng định bước đi lên của tỉnh mới Bình Dương; đồng thời, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những biện pháp lớn cho 03 năm tiếp theo (1998-2000). Đại hội đã bầu Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ khóa VI (1997-2000) gồm 47 đồng chí; Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa VI bầu ra Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí; đồng chí Nguyễn Minh Đức được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Hồ Minh Phương, Phó Bí thư – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, đồng chí Phan Văn Đương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI là Đại hội đầu tiên sau khi tái lập tỉnh Bình Dương. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển của tỉnh Bình Dương trong thời kỳ mới, là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội của Tỉnh, khẳng định sự đoàn kết, thống nhất ý chí, quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân trong Tỉnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa VI đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên và Nhân dân Tỉnh nhà đoàn kết chặt chẽ, nỗ lực tìm tòi, phấn đấu vươn lên. Qua 04 năm tái lập Tỉnh và 03 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Bình Dương đã đạt được những thành quả to lớn, toàn diện trên mọi lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI đề ra. Kinh tế của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao (bình quân 14,1%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (tỷ trọng tương ứng 58,1% - 25,2% - 16,7%); GDP (tính theo giá 1994) đạt 3.890,883 tỷ đồng (năm 1996 đạt 2.324,6 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người đạt 08 triệu đồng, tăng 2,2 triệu so với năm 1996 (tăng trung bình 10,4%/năm); thu ngân sách tăng nhanh, năm 2000 thu 1.628 tỷ đồng (năm 1997 thu 817 tỷ đồng), tăng trung bình 09%/năm. Đặc biệt, Bình Dương chủ trương ưu tiên phát triển các khu công nghiệp tập trung, tạo môi trường thông thoáng thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển có chiều sâu, tạo đà cho sự ổn định và bền vững của kinh tế địa phương. Đây là sự kế thừa những thành tựu của tỉnh Sông Bé, là mục tiêu xuyên suốt vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của Bình Dương. Trong giai đoạn này, Bình Dương đã có 07 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 1.500 ha gồm: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Bình Đường, Việt Hương, Đồng An, Tân Đông Hiệp và Việt Nam – Singapore (VSIP). Thu hút thêm 85 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 1.332 tỷ đồng và 185 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 961 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, sự hình thành các khu công nghiệp đã thu hút, thúc đẩy các loại hình dịch vụ phát triển, hình thành các khu đô thị mới và hiệu quả rõ nét nhất là đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế - xã hội của Tỉnh. Bên cạnh sự phát triển các khu công nghiệp tập trung, Tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2000, hệ thống đường bộ, đường ô tô đã đến được 79/79 xã, phường, thị trấn (trong đó, có trên 80% là đường nhựa); mạng lưới điện quốc gia được triển khai phủ rộng đến 100% số xã phường, thị trấn với 82% số hộ dân có điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất công nghiệp được đảm bảo ổn định; tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 6,2 máy/100 dân, tăng 2,8 lần so năm 1996, công nghệ thông tin được đưa vào trong quản lý sản xuất và thông tin phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Tỉnh; hệ thống nhà máy cung cấp nước sạch được quan tâm đầu tư đảm bảo cung cấp nước khu vực nội ô và các khu công nghiệp. Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục chuyển biến tốt với những tiến bộ đáng kể, cả về đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được phát triển, chất lượng dạy và học được nâng lên; Tỉnh được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1997; toàn tỉnh không còn phòng học tạm, lớp học ca 3 và có 32,5% số trường được lầu hóa. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm chỉ đạo; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai thực hiện tốt; 100% xã có trạm y tế, 32/79 trạm có bác sĩ. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm được chỉ đạo tập trung với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và Nhân dân, đến cuối năm 2000, số hộ nghèo theo tiêu chí của Tỉnh còn khoảng 2,7% (tiêu chí về thu nhập đối với hộ nghèo của Tỉnh cao gấp hai lần tiêu chí chung của cả nước), hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nếp sống mới ở cơ sở, khu ấp văn hóa có chuyển biến tích cực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững và ổn định. Công tác xây dựng Đảng luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị đã đề ra; cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được tiến hành nghiêm túc; công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình được tiến hành thường xuyên; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được đẩy mạnh. Công tác phát triển Đảng được chỉ đạo thường xuyên, đến tháng 9-2000, đã kết nạp mới 2.646 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Tỉnh là 12.427 đồng chí. Bốn năm tái lập Tỉnh cũng là bốn năm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bình Dương tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, đó là quá trình phấn đấu bền bỉ vượt qua mọi khó khăn để Bình Dương nhanh chóng theo kịp các tỉnh trong khu vực.Với những thành tích đã đạt được trong phong trào thi đua yêu nước, trong giai đoạn này, toàn Tỉnh đã có 49 tập thể và 29 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, 03 tập thể và 03 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động, và rất nhiều trường hợp được tặng huân, huy chương kháng chiến, huân chương lao động, bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ và của Tỉnh; 762 Mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Những thành tựu trên là kết quả phấn đấu liên tục của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong Tỉnh. Đây chính là những tiền đề quan trọng và thuận lợi cơ bản để Bình Dương tạo thế và lực mới vững bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị những năm tiếp theo. III. TIẾP TỤC SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG, XÂY DỰNG ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG HIỆN ĐẠI, VĂN MINH, GIÀU ĐẸP (2001 - 2021) Trong giai đoạn phát triển mới, Tỉnh xác định việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển phải vừa khẳng định được vị trí của một tỉnh công nghiệp phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vừa tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chặn đường tiếp theo. Mục tiêu bao trùm của giai đoạn này là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Quy hoạch, xây dựng định hướng phát triển tỉnh Bình Dương thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu đẹp. 1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa Thực hiện chủ trương xuyên suốt từ thời tỉnh Sông Bé, tỉnh Bình Dương tiếp tục chọn phát triển công nghiệp là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết định mức tăng trưởng cao, có vai trò tác động trở lại cho phát triển dịch vụ và nông nghiệp, nâng cao đời sống của Nhân dân. Tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp, từ 07 khu công nghiệp với diện tích 1.603 ha vào năm 1997, đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu đi vào hoạt động với diện tích 12.670 ha (diện tích cho thuê trên đạt 87,4%) và 12 cụm công nghiệp với diện tích 789,91 ha (diện tích cho thuê đạt khoảng 67,4%). Từ những thành công trong việc phát triển các khu công nghiệp, Bình Dương được Chính phủ xác định là một trong những địa phương hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tiếp tục phát huy lợi thế, tạo lực đẩy cho sự phát triển của vùng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, trong đó nền tảng là phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư và các dịch vụ cao cấp với tổng diện tích 4.196 ha với tổng vốn ước tính 3.000 tỷ đồng, nằm trên địa bàn 05 xã thuộc các huyện Tân Uyên, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 12/10/2004, Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương được khởi công xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp, thoát nước đã được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh; 06 khu công nghiệp tập trung đã hình thành và đi vào hoạt động; khu dịch vụ cao cấp mang tầm cỡ quốc tế với diện tích 678 ha đã triển khai thực hiện một số dự án. Nằm giữa khu công nghiệp dịch vụ đô thị là dự án thành phố mới Bình Dương với quy mô 1.000 ha được khởi công xây dựng vào năm 2010 theo định hướng xây dựng một khu đô thị văn minh, hiện đại với các hạng mục chính như: Trung tâm Hành chính tập trung Tỉnh Bình Dương; Công viên, hồ nước trung tâm, trung tâm thể thao cộng đồng; Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế; trường đại học quốc tế với qui mô 24.000 sinh viên và hệ thống các trường từ bậc mầm non đến trung học phổ thông (hiện nay đã có Trường Quốc tế Singapore, Trường Ngô Thời Nhiệm và Trường Nguyễn Khuyến); Trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, khách sạn; Khu căn hộ cao cấp, khu biệt thự sinh thái..... Sau 04 năm tập trung đầu tư xây dựng, những hạng mục chính này cơ bản đã hoàn thành và ngày 20/02/2014, là một ngày có ý nghĩa trọng đại khi Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm hành chính tập trung của Tỉnh tại Trung tâm thành phố mới Bình Dương. Từ đây, nơi này chính là "bộ não và trái tim", là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương và là hạt nhân của một thành phố Bình Dương hiện đại, năng động và bền vững trong tương lai với đầy đủ các loại hình phục vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối chặt chẽ với các tỉnh, thành lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp tập trung, nhất là xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị đã thúc đẩy ngành công nghiệp của Tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 24,6%/năm, trong đó tăng cao nhất là giai đoạn 2001 - 2005 là 35,6%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là 217.211 tỷ đồng, tăng gấp 54,6 lần so với năm 1997 (3.978 tỷ đồng), ngành công nghiệp tiếp tục đóng vai trò chủ lực thúc đẩy kinh tế của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (giai đoạn 1997 – 2000 tăng 14,1%/năm; giai đoạn 1997 – 2015 tăng 13,4%, trong đó tăng cao nhất là giai đoạn 2001 – 2005 tăng 15,3% , giai đoạn 2015 - 2020 đạt 9,35%/ năm, bằng 1,4 lần bình quân chung của cả nước) ; đến cuối năm 2020, cơ cấu kinh tế tính theo GRDP công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp – thuế nhập khẩu trừ trợ cấp sản phẩm với tỉ trọng tương ứng là 66,94% - 21,98% - 3,15%, 7,93% (giai đoạn 1997 - 2000 là : 58,1% - 25,2% - 16,7%); thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhanh (năm 2010 đạt 30,1 triệu, cao gấp 1,9 lần so với trung bình cả nước, tăng gấp hơn 05 lần so năm 1997; năm 2020 GRDP bình quân đầu người đạt 155,7 triệu đồng, tăng hơn 26 lần so với năm 1997 (5,8 triệu đồng). Về thu hút đầu tư, tiếp tục thực hiện chủ trương « Trải chiếu hoa mời gọi nhà đầu tư », với cơ chế thông thoáng nên đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư vào Bình Dương. Tính đến hết tháng 10/2021, Tỉnh đã thu hút 4.001 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 36,95 tỷ đô la Mỹ (tăng gấp 30 lần về số dự án và 30 lần về số vốn so năm 1997) ; 48.456 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký là 434.708 tỷ đồng (tăng hơn 40 lần về số doanh nghiệp và hơn 90 lần về vốn so với năm 1997). Công nghiệp phát triển nhanh đã thúc đẩy dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu phát triển theo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 1997 - 2020 tăng bình quân 25,9%%/năm, năm 2020 đạt 252.889 tỷ đồng tăng 12,3% (năm 2019 tăng 19,2%) tăng trên 83,1 lần so với năm 1997 (3.042 tỷ đồng). Mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư mở rộng, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại được đầu tư xây dựng (Trung tâm Thương mại Aeon Mall, Lotte Mart, Trung tâm Thương mại Becamex, Big C, Coop Mart, …) tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 27 tỷ 443 triệu đô la Mỹ, gấp 75,5 lần so với năm 1997 (363,2 triệu đô la Mỹ); kim ngạch nhập khẩu năm 2020 ước đạt 21 tỷ 466 triệu đô la Mỹ tăng gấp 70 lần so với năm 1997 (305,4 triệu đô la Mỹ). Thặng dư thương mại của tỉnh năm 2020 đạt gần 6 tỷ đô la Mỹ, nhiều năm liền Bình Dương là 01 trong 05 tỉnh, thành phố có tỷ lệ xuất siêu lớn nhất cả nước, khoảng 6 tỷ đô la Mỹ/năm. Trên địa bàn Tỉnh hiện có 1.231 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp vào 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị nhanh nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần, tuy tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 2,74%/năm, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình chăn nuôi công nghiệp tập trung quy mô lớn, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ áp dụng các quy trình khép kín đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển khá nhanh mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 100 triệu đồng ha/năm. Năm 2020, Tỉnh tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiên độ thực hiện 02 khu và 02 dự án nông nghiệp công nghệ cao với diện tích quy hoạch là 979 ha, tổng vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng (trong đó, có 5000 ha sản xuất theo mô hình nông nghiệp đô thị hiện đại), nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao cho doanh thu hơn 3 tỷ đồng/ha/năm. Kinh tế nông nghiệp phát triển, cùng với sự quan tâm đầu tư từ ngân sách và sự tích cực hưởng ứng của nhân dân nên quá trình điện khí hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra nhanh chóng, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực đã làm bộ mặt nông thôn của Tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng lên rõ rệt. Đến năm 2020, 49/49 xã của Tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, sớm hơn 01 năm so kế hoạch và được Trung ương đánh giá cao. Sự tăng trưởng nhanh của hầu hết các ngành kinh tế đã tạo nguồn thu lớn cho ngân sách của Tỉnh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh qua từng năm (bình quân giai đoạn 1997 - 2020 tăng 26,1%/năm. Bình Dương sớm trở thành một trong những địa phương có mức thu ngân sách nằm trong Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng của cả nước và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Năm 2020, tổng thu ngân sách của Tỉnh đạt 59.700 tỷ đồng, gấp 73 lần so với năm 1997 (817 tỷ đồng). Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, song song với thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Tỉnh cũng chú trọng công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Từng bước điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý; xây dựng vùng cấm, vùng tạm cấm, hạn chế hoặc ngừng khai thác một số loại khoáng sản, nước ngầm nhằm tránh tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kiên quyết không tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm; hạn chế bố trí các dự án sản xuất công nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vụ việc gây ô nhiễm môi trường, từng bước di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, khu đô thị. Triển khai và đưa vào vận hành một số dự án quan trọng bảo vệ môi trường như: nghĩa trang Hoa viên Bình Dương, khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương; xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung và các trạm quan trắc nước thải tự động trong các khu, cụm công nghiệp (đến nay đã có 104 nguồn thải được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, giúp kiểm soát được 85% lượng nước thải công nghiệp phát sinh; triển khai đầu tư các tuyến thoát nước bên ngoài để đấu nối đồng bộ với hệ thống bên trong các khu công nghiệp. Hiện toàn Tỉnh có 04 nhà máy xử lý nước thải đô thị đã đưa vào hoạt động (tại Tp. Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 30% tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025, Tỉnh ưu tiên đầu tư dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị tại thị xã Bến Cát, Tân Uyên nhằm từng bước tiến tới việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị cho 09/09 huyện, thị, thành phố. 2. Phát triển giáo dục - đào tạo, chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo phát triển văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân luôn được tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ngành y tế được quan tâm đầu tư, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được từng bước củng cố, hoàn thiện. Công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh, thu hút nhiều thành phần tham gia, phát triển các cơ sở y tế tư nhân, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đảm bảo vừa phục vụ yêu cầu tối thiểu trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 03 bệnh viện công lập tuyến tỉnh, 09 trung tâm y tế tuyến huyện, 19 phòng khám đa khoa khu vực, 91 trạm y tế, 02 bệnh viện theo hệ thống y tế ngành, 14 bệnh viện tư nhân, 50 phòng khám đa khoa tư nhân, 20 trạm y tế doanh nghiệp, 658 phòng khám chuyên khoa tư nhân và và 2.585 cơ sở hành nghề y - dược ngoài công lập; đạt tỷ lệ 7,5 bác sĩ/ vạn dân, đạt tiêu chí 20,04 giường bệnh/vạn dân có 82% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Cơ sở y tế được đầu tư khá quy mô như: Bệnh viện đa khoa có 1.500 giường, Bệnh viện Nhi: 300 giường, Bệnh viện Phụ sản quốc tế: 300 giường (Năm 2000, số cơ sở khám chữa bệnh: cấp tỉnh có 3, huyện có 11 và xã có 79). Các chương trình y tế quốc gia được triển khai sâu rộng và đạt kết quả khả quan. Công tác kế hoạch hóa gia đình đã đạt được kết quả tốt, tỷ suất sinh giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm hàng năm. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em các các cấp độ tuổi được triển khai sâu rộng. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid -19, nhất là khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát với sự xuất hiện biến chủng vi rút mới có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm và khó kiểm soát, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc" nhằm kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân, xem "tính mạng, sức khỏe của Nhân dân là trên hết, trước hết và quan trọng nhất"; được sự chỉ đạo sâu sát, chi viện kịp thời của Trung ương và các tỉnh, thành bạn, cùng với sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã quyết tâm, nỗ lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch của Trung ương; đồng thời, linh hoạt, kịp thời đề ra những biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với đặc điểm, diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn Tỉnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; từng bước kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Khi trở lại trạng thái bình thường mới, Tỉnh tiếp tục xét nghiệm tầm soát định kỳ, nhất là ở các điểm đỏ, nguy cơ, khu vực đông công nhân lao động, tiêm vắc xin mũi 2 toàn dân, mở rộng mạng lưới trạm y tế lưu động kết hợp trạm y tế truyền thống tại các địa phương; rà soát, sắp xếp lại các khu cách ly, cơ sở thu dung, điều trị; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế để phục vụ các cơ sở điều trị và trạm y tế lưu động, vận động y tế tư nhân tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh phát triển khá đồng bộ về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo được đẩy mạnh. Quy mô trường lớp từng bước được mở rộng với nhiều loại hình như trường công lập, bán công, dân lập, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh. Quy mô học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, nhất là ở bậc mầm non, tiểu học (tăng trên 32 ngàn học sinh mỗi năm). Tỉnh quan tâm bổ sung đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, từng bước chuẩn hóa về chất lượng, duy trì tỷ lệ thỏa đáng từ tổng chi ngân sách hàng năm để đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho ngành giáo dục và đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo chất lượng dạy và học. Đến nay, toàn tỉnh có 728 đơn vị trường học với hơn 499.000 học sinh, tỷ lệ trường công lập được lầu hóa 303/384 đạt tỷ lệ 78.9%, toàn ngành có 293/373 trường công lập, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 78,5%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% hàng năm; 99,9% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, 97,55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chiếm 99,74%, trong đó 70,01% đạt trên chuẩn.Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 16 trường trung cấp và 45 trung tâm và cơ sở dạy nghề, với khả năng đào tạo khoảng 80.000 đến 85.000 học viên/năm, phục vụ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở từ năm 2004 và đến năm 2014 được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đã góp phần nâng cao chất lượng các bậc học. Cùng với việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ, Tỉnh đã triển khai thực hiện chính sách thu hút người có trình độ cao từ ngoài tỉnh về làm việc đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh. Tuy nhiên, trước tình hình dịch covid -19 diễn biến phức tạp toàn ngành giáo dục đã thực hiện dạy học trực tuyến ở tất cả các cấp học, xây dựng kho học liệu, thiết kế bài giảng phục vụ dạy học trực tuyến; tiếp nhận, sữa chữa, vệ sinh môi trường, khử khuẩn các cơ sở trường học làm khu cách ly để chuẩn bị dạy trực tiếp trong tình hình mới; vận động Chương trình "Sóng và máy tính cho em"; tiếp tục tuyển dụng viên chức năm học 2021 - 2022 và hoàn thiện Đề án phát triển ngành giáo dục đào tạo tỉnh giai đoạn 2020 - 2025; tổ chức triển khai tiêm vacxin cho học sinh theo phân bổ của Bộ Y tế. Trong năm 2020 đã nhận ủng hộ và phân bổ 01 tỷ 757 triệu đồng; 90 bộ máy tính đầy đủ thiết bị; 643 máy tính bảng; 113 điện thoại và hơn 32.000 sim data cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm có những chuyển biến tích cực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phong trào "Uống nước nhớ nguồn đền ơn đáp nghĩa", Quỹ "Ngày vì người nghèo" được nhân dân tích cực hưởng ứng. Tỉnh đã vận động, tập trung nhiều nguồn vốn xây dựng và sữa chữa nhà tình nghĩa, nhiều sổ tiết kiệm và nhà đại đoàn kết cho các đối tượng chính sách trong tỉnh. Các chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội được các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng quan tâm và thực hiện tốt. Từ năm 1997 đến 2020, Tỉnh vận động xây tặng trên 4.095 căn nhà tình nghĩa với trị giá 85,5 tỷ đồng và sửa chữa trên 2.500 căn với kinh phí 60,5 tỷ đồng; xây mới 7.700 căn nhà tình thương, đại đoàn kết và tặng hàng ngàn sổ tiết kiệm với tổng kinh phí trên 18,6 tỷ đồng. Riêng năm 2020, huy động 616 tỷ đồng từ nhiều nguồn để chăm lo cho các đối tượng, xây dựng, sửa chữa 16 căn nhà tình nghĩa và 52 căn nhà đại đoàn kết. Năm 2021 tỉnh đã chi 700 tỷ đồng dịp Tết nguyên đán năm 2021, xây dựng sửa chữa 28 căn nhà tình nghĩa (1,9 tỷ đồng) ; tặng 2.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệc, trong đợt dịch bệnh Covid -19 lần thứ tư, Tỉnh đã kịp thời triển khai các gói chính sách an sinh xã hội của Trung ương và ban hành các chính sách riêng của Tỉnh để hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bời dịch bệnh.Covid-19 (với số tiền trên 2.560 tỷ đồng, hỗ trợ hơn 3,8 triệu lượt đối tượng); phối hợp 26 tỉnh, thành phố đưa công nhân về quê được 45 đợt với 11.538 người; giải quyết cho 70 ngàn người dân có nguyện vọng về quê theo quy định; thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh do tình hình dịch bệnh (với tổng số tiền hơn 2.188 tỷ đồng); từng bước phục hồi kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho Nhân dân. Bên cạnh phát triển kinh tế, Bình Dương rất quan tâm đến công tác giảm nghèo thông qua việc thực hiện kết hợp nhiều giải pháp như: ưu tiên đầu tư nguồn lực tập trung cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi khác đối với các xã vùng khó khăn; thực hiện chính sách ưu đãi đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo như cho vay vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội, hỗ trợ về bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, thực hiện chính sách bảo lưu đối với hộ vừa thoát nghèo, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây dựng, tặng nhà đại đoàn kết, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí, nhân rộng mô hình sinh kế cho hộ nghèo.... Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh giảm nhanh, từ năm 1997 đến nay có khoảng 46.000 hộ thoát nghèo và Tỉnh đã 9 lần nâng mức chuẩn nghèo của Tỉnh cao hơn so với chuẩn nghèo quốc gia; Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bình Dương áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều với chuẩn về thu nhập gấp khoảng 1,5 lần so với chuẩn nghèo thu nhập của quốc gia. Tháng 11/2020 đã giảm 761 hộ nghèo, không có hộ tái nghèo. Sau khi điều tra, khảo sát theo chuẩn mới, toàn Tỉnh có 3.114 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,96%, và 3.031 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,95% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của Tỉnh; Bình Dương là tỉnh duy nhất không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Đến tháng 9/2021, Bình Dương tạo việc làm mới tăng thêm cho trên 62.000 lao động, tạo việc làm thêm cho 17.697 người. Công tác chăm lo phát triển văn hóa tinh thần cho Nhân dân luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và không ngừng được đổi mới, thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu. Các hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao ngày càng phát triển, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Công tác thông tin, truyền thông được đẩy mạnh, đúng định hướng, phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung thỏa mãn nhu cầu thông tin giải trí của Nhân dân. Tỉnh hiện có 07 cơ quan báo chí với đầy đủ các loại hình báo in, báo hình, báo nói và báo điện tử. Chú trọng phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có; đồng thời, xây dựng mới nhiều công trình đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí cho Nhân dân (toàn Tỉnh có 01 Bảo tàng, 01 thư viện cấp tỉnh, 09 thư viện cấp huyện, 52 phòng đọc cấp xã đang hoạt động; 62 di tích lịch sử, văn hóa (trong đó có 13 di tích cấp quốc gia); 09/09 huyện, thị, thành phố đã xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh; 55/91 xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa thể thao). Đời sống văn hóa, môi trường văn hóa có sự chuyển biến tích cực, việc xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới được đặc biệt quan tâm. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", ngăn chặn, bài trừ sản phẩm độc hại, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư và nhân dân vùng nông thôn đã được tập trung chỉ đạo và triển khai trong những năm qua đã đem lại những kết quả rõ rệt, góp phần định hình các giá trị chuẩn mực con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đề ra. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa được nâng cao hàng năm, đến năm 2020, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 94,42%. Bên cạnh các hoạt động văn hóa, hoạt động thể dục thể thao cũng được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường thường xuyên. Những năm qua, thể thao Bình Dương đã duy trì được hệ thống đào tạo vận động viên các tuyến bài bản; các môn thể thao thế mạnh được đầu tư và duy trì thường xuyên; mỗi năm tham gia khoảng hơn 100 giải thể thao khu vực, toàn quốc, quốc tế; đã giành được hàng ngàn huy chương các loại trên tất cả các hệ thống giải. Tỉnh đã hoàn thành và đưa vào hoạt động công trình Nhà thi đấu thể thao đa năng của Tỉnh, nhiều công trình phục vụ luyện tập, thi đấu thể thao được các cấp, các ngành đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đáp ứng nhu cầu luyện tập. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong hoạt động văn hóa, thể thao gắn với chương trình phát triển văn hóa, thể thao, du lịch; đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao đã góp phần quan trọng trong phát triển sự nghiệp văn hóa và thể thao của Tỉnh (toàn Tỉnh hiện có 02 Nhà hát, 84 câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ; 10 nhà sách có quy mô lớn). Hoạt động xã hội hóa về thể dục, thể thao hoạt động khá hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao trong thời gian qua; nhiều sân bãi tập luyện, hồ bơi đã được đầu tư xây dựng có quy mô tại các khu dân cư, trong khuôn viên các công sở, trường học góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức khỏe cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là đối tượng thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (toàn tỉnh có gần 921 câu lạc bộ thể dục thể thao như: võ thuật, bida, bóng đá mini, cầu lông, bóng bàn, thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ, khiêu vũ thể thao…); có 09 tổ chức Hội, Liên đoàn thể thao cấp tỉnh và nhiều tổ chức Hội cấp huyện được thành lập như: Liên đoàn bóng đá, Liên đoàn xe đạp-mô tô thể thao, Liên đoàn Vovinam, Hội Golf …và hoạt động hiệu quả đóng góp tích cực vào phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao của Tỉnh. 3. Quốc phòng, an ninh luôn được củng cố, giữ vững, lực lượng vũ trang của Tỉnh ngày càng lớn mạnh góp phần đảm bảo anh ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; hoạt động đối ngoại được tăng cường và ngày càng mở rộng góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư và giới thiệu, quảng hình ảnh Bình Dương với bạn bè trong và ngoài nước. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quốc phòng - quân sự địa phương, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ Tổ quốc luôn được tăng cường, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của các cấp ủy Đảng. Công tác quản lý, giáo dục, huấn luyện có bước đổi mới về nội dung, phương pháp, phù hợp với nhiệm vụ quân sự - quốc phòng của địa phương; nâng cao trình độ chỉ huy, công tác hiệp đồng, khả năng sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng dự bị động viên được xây dựng phù hợp, chất lượng ngày càng cao. Chú trọng tăng cường lực lượng ở các địa bàn trọng điểm, tổ chức hoạt động của các trung đội dân quân thường trực cấp huyện tại các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, bảo đảm chế độ chính sách cho dân quân hoạt động. Tổ chức hoạt động của lực lượng tự vệ trong các cơ quan, doanh nghiệp những năm gần đây được quan tâm xây dựng. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa lực lượng quân đội, công an và cảnh sát phòng cháy chữa cháy được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phát hiện âm mưu của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh thông tin, xã hội, dân tộc, tôn giáo và thực hiện các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em, tệ nạn xã hội. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục được chỉ đạo quyết liệt; mở nhiều đợt tấn công, trấn áp các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, cao điểm là phục vụ hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, Tết, sự kiện chính trị quan trọng của Tỉnh; bảo vệ an toàn cho các đoàn khách quốc tế và trong nước đến thăm và làm việc tại Tỉnh. Công tác đối ngoại, hoạt động thông tin đối ngoại luôn được tăng cường và mở rộng, góp phần thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn Tỉnh, là một trong những yếu tố then chốt đưa nền kinh tế của Tỉnh tăng trưởng nhanh. Các hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hoạt động hợp tác hữu nghị với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài được mở rộng. Tính đến nay, Bình Dương đã ký kết hợp tác hữu nghị với 10 tỉnh, thành phố nước ngoài gồm: tỉnh Kratie (Campuchia), tỉnh Chăm-pa-sắc (Lào), thành phố Daejeon (Hàn Quốc), vùng Emilia – Romagna (Cộng hòa Ý), thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản), thành phố Eindhoven (Hà Lan), tỉnh Đông Flanders (Bỉ), thành phố Emmen (Hà Lan), tỉnh Oryol (Nga) và ký kết hợp tác giữa thị xã Bến Cát và quận Yeongdo (TP. Busan, Hàn Quốc). Công tác đối ngoại nhân dân có những bước phát triển tích cực; hoạt động của Liên hiệp các hội hữu nghị Tỉnh từng bước được hoàn thiện và đổi mới; các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài đều được giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế; đặc biệt, tỉnh Bình Dương đã vinh dự được đăng cai và tổ chức thành công các hội nghị của Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới (WTA) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis (năm 2018 và năm 2019); là thành viên chính thức của Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) và Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới (WTA); Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương là thành viên chính thức của Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA), 03 năm liền được vinh danh là 01 trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới.... Những kết quả đó đã góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh và vị thế của Bình Dương đối với bạn bè trong nước và quốc tế, cũng như cộng đồng doanh nghiệp, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế sâu rộng, thúc đẩy phát triển thương mại và thu hút đầu tư ngày càng hiệu quả. 4. Hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường; công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được thực hiện thường xuyên và có chuyển biến tích cực; chính quyền các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn, hoạt động thực thi pháp luật được tăng cường; công tác dân vận, Mặt trận và các đoàn thể được chú trọng đổi mới, hướng mạnh về cơ sở. Các cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Triển khai thực hiện việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa (XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một phận cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, vừa giải quyết yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đẩy mạnh trẻ hóa, trí thức hóa đội ngũ cán bộ. Các cấp ủy Đảng đã kết hợp tốt công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng với luân chuyển bố trí sử dụng cán bộ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng ngày càng có những chuyển biến tích cực; dân chủ trong sinh hoạt Đảng tiếp tục được phát huy, tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ được tăng cường, chất lượng sinh hoạt của các tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên, đảm bảo sự lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu và quản lý đảng viên ngày càng tốt hơn. Hệ thống tổ chức cơ sở Đảng tiếp tục được quan tâm xây dựng, củng cố, tăng về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được tăng cường, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Các tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật đều được xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Chính quyền các cấp thường xuyên được củng cố. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã có nhiều đổi mới, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, nhất là trong việc quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương. Hoạt động quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp có nhiều đổi mới và tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý ngày càng được nâng cao. Công tác cải cách thủ tục hành chính được tập trung chỉ đạo thực hiện và đã đạt được tiến bộ với các mô hình sáng tạo như: thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, mô hình chính quyền thân thiện, nhất là việc xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công của Tỉnh đã giúp giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh chóng, thuận lợi rút ngắn thời gian đi lại cho công dân và doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Tỉnh (năm 2020 PCI đạt 70,16/100 điểm, thuộc nhóm điều hành tốt, đứng vị trí thứ 4 trong cả nước). Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được tăng cường, nâng cao hiệu quả cho công chức trong quá trình thực thi công vụ, tạo sự tin tưởng, hài lòng cho người dân và doanh nghiệp đối với các cấp chính quyền. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong thực thi công vụ, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục có chuyển biến tích cực. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được chú trọng đổi mới, hướng mạnh về cơ sở. Công tác vận động quần chúng luôn được coi trọng và triển khai sâu rộng khắp, góp phần quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền và tham gia giám sát hoạt động của chính quyền thông qua quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh phong trào vận động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, bám cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về những vấn đề mà người dân quan tâm để kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền giải quyết; các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh như: phong trào lao động sản xuất kinh doanh giỏi, phong trào xung kích tình nguyện trong thực hiện các cuộc vận động lớn như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Ngày vì người nghèo", "Xây dựng nông thôn mới". Với đặc thù là địa phương có đông công nhân, lao động nhất là công nhân, lao động từ các địa phương khác đến tạm trú làm việc (chiếm 85%), tổ chức công đoàn các cấp phát triển đa dạng hơn về loại hình, đáp ứng tốt hơn yêu cầu tập hợp người lao động, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tổ chức Công đoàn thực hiện khá tốt chức năng tham gia quản lý, tuyên truyền giáo dục, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức người lao động; chủ động tham gia giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động, đình công, lãng công, góp phần quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG QUA 25 NĂM TÁI LẬP 1. Tiếp tục kế thừa và triển khai chủ trương "Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư" và "trải thảm đỏ mời gọi nhân tài" đạt kết quả vượt bật Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động và tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong 02 năm trở lại đây đã tác động đến hầu hết các ngành và lĩnh vực; kế thừa những chủ trương, chính sách của tỉnh Sông Bé trước đây, đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, từng bước ổn định tổ chức bộ máy lãnh đạo, điều hành lãnh đạo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức và các rào cản, luôn hướng về cái mới, hướng về tương lai để xây dựng Bình Dương từ một tỉnh nông nghiệp có xuất phát điểm thấp trên nhiều mặt trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiềm lực và khả năng cạnh tranh, thương hiệu của Tỉnh được cải thiện rõ rệt và Bình Dương được Trung ương đánh giá là địa phương thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu thành công trong sự nghiệp đổi mới. Các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển tích cực. Công nghiệp phát triển đúng định hướng và tiếp tục là trụ cột tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo động lực cho phát triển đô thị, dịch vụ và thương mại; các khu, cụm công nghiệp không ngừng được hoàn thiện, mở rộng kết nối, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư và đẩy mạnh chuyển dịch công nghiệp từ địa bàn phía Nam lên phía Bắc của Tỉnh. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng dần, đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học, công nghệ cao được khuyến khích và hỗ trợ phát triển; thị trường xuất khẩu được mở rộng. Nông nghiệp được cơ cấu lại theo hướng tăng cường liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm, tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên. Để huy động tối đa các nguồn lực cùng tham gia thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh tiếp tục triển khai chủ trương "Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư" và "trải thảm đỏ mời gọi nhân tài" đặc biệt chú trọng đổi mới mô hình trong thu hút đầu tư, tạo động lực tăng trưởng mới, thông qua việc hợp tác, triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. 2. Hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung thực đầu tư đồng bộ, hiện đại Hạ tầng giao thông được ưu tiên đầu tư trước một bước để mở đường cho kinh tế phát triển. Nhiều công trình, dự án giao thông quan trọng, kết nối với hệ thống giao thông Vùng và Quốc gia được xây dựng, đưa vào sử dụng và đã phát huy hiệu quả. Hạ tầng công nghiệp của Tỉnh tiếp tục được hoàn thiện; từng bước đầu tư mô hình khu công nghiệp - đô thị khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Hạ tầng đô thị được thực hiện quyết liệt, vừa cải tạo vừa xây dựng đô thị mới theo chiến lược phát triển đô thị thông minh, với các nguồn vốn và hình thức đầu tư đa dạng, không gian đô thị ngày càng mở rộng. 3. Lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt Tỉnh đã tập trung lãnh đạo giải quyết ngày càng tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chủ trương, chính sách. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội ngày càng mở rộng và nâng cao, đảm bảo mọi người dân đều được chăm lo, thụ hưởng đầy đủ và công bằng từ các thành quả phát triển kinh tế; huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục, y tế và giải quyết tốt các vấn đề đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động. Công tác giảm nghèo đạt thành tựu quan trọng, từ năm 2017 Bình Dương được công nhận không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn riêng của Tỉnh còn dưới 01%. Tiềm lực khoa học và công nghệ được đầu tư và ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Tỉnh đã thành lập Trung tâm Sáng kiến cộng đồng - Hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển hệ thống các phòng thí nghiệm thông minh tại các trường đại học, cao đẳng; hình thành và phát triển các vườn ươm doanh nghiệp. Đây được xem là những điều kiện rất thuận lợi để khoa học và công nghệ khẳng định rõ hơn vai trò là động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt. 4. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững Tỉnh luôn quán triệt và thực hiện nhất quán, xuyên suốt có hiệu quả chủ trương phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh; mô hình, phong trào trong nhân dân về bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp tục được củng cố, nhân rộng và phát huy hiệu quả. Công tác đối ngoại được đẩy mạnh, các mối quan hệ hợp tác khu vực, quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và động xuất nhập khẩu. 5. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, có nhiều chuyển biến tích cực Chú trọng việc giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống cách mạng; gắn việc triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng và khát vọng xây dựng quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong Tỉnh; song song với việc tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Triển khai đồng bộ việc sắp xếp bộ máy từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Luôn đảm bảo đúng quy định và có sự chủ động trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trên nhiều lĩnh vực và ngày càng siết chặt kỷ luật, kỷ cương. 6. Tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các cơ quan tư pháp tiếp tục được củng cố, kiện toàn; chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được thực hiện quyết liệt, nhất là trong các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, đầu tư,... Chỉ số về cải cách hành chính, PCI được cải thiện về chất lượng qua từng năm. Tỷ lệ thủ tục hành chính được chuẩn hóa theo quy trình ISO đạt mức cao; cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai toàn diện, cơ bản đồng bộ ở các cấp. 7. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường Sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố. Công tác dân vận ngày càng đi vào chiều sâu; lòng tin, sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được củng cố; tiếp tục phát huy có hiệu quả vai trò tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của người dân thông qua đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở; thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và của nhân dân, góp phần vào thành tựu chung của Tỉnh nhà. Tóm lại, qua 25 năm tái lập, thành tựu lớn nhất của Đảng bộ và nhân dân Bình Dương là xây dựng được một tỉnh Bình Dương hiện đại, văn minh, giàu đẹp, kinh tế phát triển mạnh mẽ, năng động, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng, an ninh được giữ vững ổn định, hệ thống chính trị được xây dựng ngày càng trong sạch, vững mạnh, thân thiện, vì Nhân dân phục vụ. V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025, 2030 và 2045 Định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 đã được Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI xác định là: "Tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền; đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện các đột phá chiến lược; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước". Trên cơ sở mục tiêu tổng quát đã nêu, trong 05 năm tới, Đảng bộ Tỉnh thực hiện một số chương trình đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm sau: * Về các chương trình đột phá chiến lược: (1) Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên! (2) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. (3) Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. (4) Tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. * Về các nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. (2) Xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. (3) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới. (4) Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân lao động. (5) Phát triển đồng bộ hệ thống đô thị gắn với xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. (6) Đổi mới thu hút đầu tư, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh kế. (7) Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ theo hướng đô thị thông minh. (8) Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. (9) Tăng cường xây dựng, củng cố vững chắc quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể: - Chỉ tiêu kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5 - 8,7%/năm. Cơ cấu kinh tế (GRDP) với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 8,7%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 14 - 15%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt từ 210 triệu đồng đến 215 triệu đồng vào năm 2025. Thu ngân sách tăng 8%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33-34% GRDP. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ. - Chỉ tiêu xã hội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85% năm 2025. Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 10 vào năm 2025; số giường bệnh/vạn dân đạt 27 giường (không tính tuyến xã). Tỷ lệ hộ nghèo thuộc chỉ tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới dưới 2,5%. Diện tích nhà ở bình quân đạt 31,5m2/người. - Chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 99% năm 2025. Tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm duy trì ở mức 57,5% . - Chỉ tiêu về phát triển đô thị: Tỷ lệ lượng thông tin cung cấp công khai cho người dân có cơ chế phản hồi thông tin đạt 70%. Tỷ lệ bến đỗ, nhà ga1 có cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực đạt 50%. Tỷ lệ dân cư có bệnh án điện tử đạt 50%; 100% các cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện cho phép đăng ký khám chữa bệnh thông qua các ứng dụng ICT[1]; 70% các điểm công cộng được lắp đặt hệ thống giám sát an ninh; 100% các sở ngành xây dựng danh mục tài nguyên thông tin và thực hiện chia sẻ. - Chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh: Giáo dục quốc phòng an ninh cho các đối tượng hàng năm đạt từ 90% trở lên. Tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu, tỷ lệ đảng viên chính thức nhập ngũ đạt 1% trở lên. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ toàn tỉnh đạt tỷ lệ 1,28% so với dân số. Xây dựng lực lượng dự bị động viên đạt từ 95 – 100% theo chỉ tiêu được giao. Xây dựng từ 1 - 2 công trình lưỡng dụng trong căn cứ chiến đấu (khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện, thị, thành phố). Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, hàng năm phấn đấu kiềm chế, kéo giảm từ 3 - 5% số vụ phạm pháp hình sự. Tiếp tục kiềm chế, kéo giảm giao thông trên cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương), làm giảm số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy nổ, kéo giảm số vụ cháy nổ lớn. - Chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng: Tăng cường xây dựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu hàng năm có từ 85% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Đến cuối nhiệm kỳ phát triển được 9.500 đảng viên mới. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Đảng bộ Tỉnh sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: (1) Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, theo hướng tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên đổi mới thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao tương xứng với phát triển công nghiệp và đô thị; tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị; tập trung xây dựng đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. (2) Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo nên những động lực mới, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. (3) Sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước, đồng thời huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông để mở rộng kết nối vùng, khu vực, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung nghiên cứu và chủ động đề xuất với Trung ương triển khai đầu tư tuyến đường sắt phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách; huy động các nguồn lực từng bước phát triển hệ thống giao thông đường thủy, gắn với hạ tầng Logistic… (4) Quan tâm và chú trọng đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư, ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là về giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, các thiết chế văn hóa phục vụ cho người dân và công nhân lao động. Song song đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển công nghiệp và đô thị. (5) Thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế, gắn với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự. Tăng cường công tác dự báo, nắm chắc tình hình, chủ động ngăn chặn từ xa, từ sớm và xử lý kịp thời những yếu tố có nguy cơ gây mất ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn. (6) Tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế để đẩy mạnh thu hút đầu tư, xuất, nhập khẩu và xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. (7) Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với tinh giản biên chế. Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh. (8) Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn tỉnh đúng luật định, dân chủ, an toàn, tiết kiệm. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao chất lượng công tác dân vận của hệ thống chính trị, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. * * * * * Sau 25 năm kể từ ngày tái lập, từ một tỉnh nghèo với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nhưng với những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng tạo, Bình Dương đã chuyển dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, để trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngày nay, Bình Dương là một trong những trung tâm phát triển năng động, là đầu mối quan trọng gắn kết các tỉnh, thành của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại và đang khởi động lộ trình hướng đến đô thị thông minh trong tương lai, Bình Dương tiếp tục khẳng định những đổi thay vượt bậc để trở thành một nơi đáng sống, đáng làm việc và đáng đầu tư. Trong không khí vui mừng phấn khởi hướng tới chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập Tỉnh, trước tư thế và vận hội mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Tỉnh trong thời kỳ mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước". BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY
| /Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=366 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/HanhChinhVanPhong/DispForm.aspx?ID=366 | Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Bình Dương | | | | /hanhchinhtuphap/PublishingImages/2021-12/hoi thao unicef 01 ok_Key_15122021163102.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 12/3/2021 5:00 PM | Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2021, trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã tổ chức theo hình thức trực tuyến "Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương". Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 29 - 30 tháng 11 năm 2021, tập trung tại điểm cầu Hà Nội và kết nối trực tuyến với các điểm cầu địa phương. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các Sở Tư pháp, Phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch của 5 tỉnh thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Nội dung Hội nghị tập huấn tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ đăng ký khai sinh, trong đó chú trọng đăng ký khai sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (như trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, trẻ em cư trú tại khu vực biên giới…). Đồng thời, hội nghị còn tập huấn về nghiệp vụ liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên môi trường điện tử, cũng như các việc hộ tịch khác liên quan đến trẻ em (như giám hộ, nhận cha mẹ con, nuôi con nuôi…). Qua đó góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 
Thông qua các chuyên đề chuyên sâu, các báo cáo viên (gồm Lãnh đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) đã cung cấp cho lớp học những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến đăng ký khai sinh cho các đối tượng trẻ em. Các học viên đã sôi nổi thảo luận và nêu nhiều vướng mắc để được Lãnh đạo Cục cho ý kiến hướng dẫn, tháo gỡ. Trong đó tập trung vào những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ đăng ký khai sinh cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (như trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, trẻ em cư trú tại khu vực biên giới…); việc đăng ký nuôi con nuôi; thay đổi, bổ sung hộ tịch của con nuôi; đăng ký giám hộ và đăng ký nhận cha, mẹ, con đối với trẻ em; liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi v.v…

Thông qua chương trình của hội nghị tập huấn, đã trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về đăng ký khai sinh trực tuyến và việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin khai sinh của trẻ em trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo Nghị định số 87/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, hội nghị còn cập nhật các quy định pháp luật mới nhất về đăng ký khai sinh và các việc hộ tịch khác liên quan đến trẻ em. Hội nghị là cơ hội tốt để những người tham dự thông tin, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Từ đó, Lãnh đạo Cục có hướng dẫn, giúp cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương nhận thức rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của việc đăng ký khai sinh đối với trẻ em, nắm bắt các quy định pháp luật, nhất là các quy định pháp luật mới được ban hành theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Nghị định số 87/2020/NĐ-CP. Từ đó có thể tránh được những sai sót trong quá trình giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân nói chung và yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em nói riêng. Trên cơ sở đó bảo đảm quyền được đăng ký khai sinh và xác định quốc tịch của trẻ em đã được ghi nhận trong Công ước quyền trẻ em năm 1990, các văn kiện pháp luật quốc tế và nhiều văn bản pháp luật trong nước. Dự kiến lớp tập huấn (trực tuyến) thứ hai về nghiệp vụ đăng ký khai sinh sẽ được tổ chức cho 05 tỉnh thuộc 03 miền Bắc, Trung, Nam vào các ngày 6 - 7/12/2021./.
Tác giả: Lò Thuỳ Linh Nguồn: moj.gov.vn | /hanhchinhtuphap/Lists/HoTich/DispForm.aspx?ID=130 | https://stp.binhduong.gov.vn/hanhchinhtuphap/Lists/HoTich/DispForm.aspx?ID=130 | Hội nghị tập huấn trực tuyến nghiệp vụ đăng ký hộ tịch cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | | | | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | No | Đã ban hành | Thông tin;Tin ngành tư pháp; | 12/2/2021 3:00 PM | Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 từ sau đợt bùng phát thứ tư đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, cùng với chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 của Chính phủ (Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021), Tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phần nào cho người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU ngày 14/9/2021 của Tỉnh ủy về phòng chống dịch Covid-19 và nới lỏng giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Kế hoạch 4639/KH-UBND ngày 14/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới và Công văn 4988/UBND-VX ngày 01/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới. Tỉnh đã từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và thực hiện các biện pháp phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người dân thật sự khó khăn, cần trợ giúp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời góp phần đáp ứng các yêu cầu trong phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.
Thực hiện Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06/8/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19; Thông báo kết luận số 216-TB/TU ngày 18/9/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về tình hình phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh và Thông báo kết luận số 253-TB/TU ngày 03/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chính sách an sinh xã hội; Văn bản số 115/HĐND-PC ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất chủ trương ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù theo Tờ trình 5706/TTr-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhằm hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người có công, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, an tâm chấp hành nghiêm các quy định trong công tác phòng chống dịch trong trạng thái bình thường mới. Ngày 30/11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành "Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND về việc hỗ trợ cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh Bình Dương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 ".



Theo đó, hỗ trợ cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh Bình Dương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, cụ thể như sau: 1. Đối tượng áp dụng a) Người có công và thân nhân đang được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (kể cả vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác); người đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. b) Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí của tỉnh, người đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. 2. Mức hỗ trợ Hỗ trợ một lần bằng tiền với mức 1.000.000 đồng/người. 3. Thời gian áp dụng Từ ngày ban hành chính sách đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. 4. Điều kiện hỗ trợ a) Đối với đối tượng là người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: phải có tên trong danh sách hưởng trợ cấp hàng tháng tại địa phương, tính đến tháng 11/2021. b) Đối với đối tượng là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo: phải có tên trong danh sách kèm theo Quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo tính đến tháng 11/2021. 5. Nguyên tắc hỗ trợ a) Đảm bảo kịp thời, đúng và không bỏ sót đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. b) Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần hỗ trợ, trường hợp người thuộc nhiều đối tượng thụ hưởng thì chỉ được hỗ trợ theo một đối tượng. Không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia. 6. Kinh phí thực hiện Kinh phi thực hiện do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và nguồn thu hợp pháp khác. Quyết định này có hiệu lực kề từ ngày 30/11/2021./. 18-2021-QD.signed.pdf
| /xaydungkiemtravbqppl/Lists/CongTacXayDungVBQPPL/DispForm.aspx?ID=275 | https://stp.binhduong.gov.vn/xaydungkiemtravbqppl/Lists/CongTacXayDungVBQPPL/DispForm.aspx?ID=275 | Hỗ trợ cho người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh Bình Dương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 | | | | /hanhchinhtuphap/PublishingImages/2021-12/crvs 23_Key_15122021122057.11 01_Key_15122021122057.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 11/30/2021 1:00 PM | Ngày 23/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 (Chương trình CRVS – Civil registration and Vital Statistics). Tính đến nay, Chương trình CRVS đã được triển khai thực hiện được gần 05 năm trên toàn quốc, với sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành có liên quan ở Trung ương và tất cả các địa phương. Để đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trong thời gian qua, đồng thời nhận diện những khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề ra giải pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn còn lại của Chương trình CRVS, trong khuôn khổ hợp tác với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024".
Hội thảo được tổ chức vào ngày 23/11/2021 theo hình thức trực tuyến, tập trung tại điểm cầu Hà Nội, có kết nối trực tuyến với các điểm cầu của 29 Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội thảo do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đồng chủ trì.
Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan Trung ương như Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Ngoại giao, một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế; Cục Kế hoạch tài chính; Cục Công nghệ thông tin; Cục Con nuôi) và đại diện Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Tham dự Hội thảo ở đầu cầu nước ngoài có ông Romain Santon, Phó Giám đốc phụ trách Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức Vital Strategies. Đại diện các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ Nhi đồng (UNICEF), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), đại diện EU, Tổ chức Family International Health (FHI360) cũng được mời tham dự.
Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu: (i) Đánh giá kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chương trình CRVS trên toàn quốc; (ii) Chia sẻ nội dung Báo cáo kết quả rà soát khuôn khổ pháp lý về đăng ký và thống kê hộ tịch; Báo cáo đề xuất quy trình cải tiến thống kê khai sinh, khai tử; (iii) Thông tin tóm tắt kết quả tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (lần thứ 2) về đăng ký và thống kê hộ tịch (được tổ chức theo hình thức trực tuyến diễn ra từ ngày 16-19/11/2021 tại Bangkok, Thái Lan) và (iv) thảo luận một số giải pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn còn lại của Chương trình CRVS.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định quyền đăng ký hộ tịch là quyền nhân thân cơ bản của con người. Về cơ bản, pháp luật hộ tịch của Việt Nam đã thừa nhận và bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cho tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt về quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay nơi cư trú; bảo đảm mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác. Trên tinh thần đó, mỗi năm có hàng triệu trẻ em được đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân. Tỷ lệ đăng ký khai sinh ở Việt Nam trong các năm qua luôn đạt trên 98%. Để đạt được những mục tiêu quan trọng đặt ra trong Chương trình CRVS, trong suốt 05 năm vừa qua, công tác đăng ký hộ tịch đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện khá đồng bộ của các cấp, các ngành và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Thể chế đăng ký, quản lý hộ tịch cơ bản đã đầy đủ; phương thức đăng ký, quản lý hộ tịch thông qua việc bước đầu xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc đã hình thành, với trọng tâm là Phần mềm đăng ký hộ tịch điện tử dùng chung miễn phí đã được triển khai thống nhất tại tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch của 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; năng lực của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch các cấp từng bước được kiện toàn và nâng cao chất lượng; nhận thức của người dân về quyền lợi, trách nhiệm trong đăng ký hộ tịch, nhận thức của cơ quan, tổ chức, xã hội về ý nghĩa, vai trò của đăng ký, thống kê hộ tịch được nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, Thứ trưởng nhận định công tác đăng ký, thống kê hộ tịch còn gặp những khó khăn, thách thức như: hệ thống pháp luật về hộ tịch, quốc tịch tuy đã được ban hành đầy đủ, nhưng chưa có các quy định riêng phù hợp để giải quyết đăng ký hộ tịch, xác định quốc tịch cho nhóm dân cư khó tiếp cận, dễ bị tổn thương; nguồn lực triển khai Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch còn hạn chế; năng lực của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, trong các đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua đã cho thấy khả năng ứng phó trong công tác đăng ký hộ tịch thông qua phương thức trực tuyến còn nhiều lúng túng, hạn chế.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị Hội thảo tập trung đánh giá một cách khách quan, toàn diện các kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch, đồng thời nhận diện đầy đủ những khó khăn, thách thức đang đặt ra để có những giải pháp khả thi, hiệu quả nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình hành động trong những năm còn lại. Qua đó, khẳng định sự hội nhập, vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực trong hoạt động bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân nói riêng, quyền cơ bản của con người nói chung nhằm hướng đến mục tiêu "Không ai bị bỏ lại phía sau".
Hội thảo đã cung cấp những thông tin, điểm lại những dấu ấn quan trọng trong 05 năm nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình CRVS. Theo đó, với vai trò là Cơ quan đầu mối quốc gia về CRVS, Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) đã chủ trì, phối hợp, đôn đốc các Bộ, ngành có liên quan ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) triển khai thực chất, có hiệu quả Chương trình CRVS; đưa việc triển khai Chương trình CRVS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của ngành Tư pháp; tham gia và cung cấp các kết quả triển khai đáng khích lệ của Việt Nam tại các diễn đàn, Hội thảo, hoạt động của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, kết quả đáng chú ý nhất đó là việc hiện đại hóa từng bước phương thức đăng ký và thống kê hộ tịch; đẩy mạnh đăng ký hộ tịch trực tuyến với trọng tâm là xây dựng Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và Phần mềm đăng ký hộ tịch dùng chung, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh.
Tính đến hết ngày 23/11/2021, tất cả cơ quan đăng ký hộ tịch tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chính thức áp dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp. Về dữ liệu, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã ghi nhận có: 21.246.221 dữ liệu khai sinh với 6.486.428 dữ liệu khai sinh đủ điều kiện, đã được Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp số định danh cá nhân; 2.742.809 dữ liệu khai sinh của trẻ em dưới 6 tuổi đã được chuyển thành công sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để cấp thẻ Bảo hiểm y tế; 4.247.455 dữ liệu kết hôn; 5.145.840 dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 3.010.027 dữ liệu khai tử với 9.572 ghi nguyên nhân tử vong vì Covid-19; 83.269 trường hợp nhận cha mẹ con; 11.245 trường hợp đăng ký giám hộ; 9.626 trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi; 493.507 dữ liệu cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Hội thảo về cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình CRVS cùng những tồn tại, hạn chế, thách thức cần khắc phục trong thời gian tới về công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, nhất là việc tìm ra giải pháp để nâng cao tỷ lệ đăng ký khai tử, nâng cao chất lượng số liệu thống kê hộ tịch.
Theo dự thảo Báo cáo với số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ người chết được đăng ký khai tử ước tính chỉ chiếm khoảng trên 60% và hầu hết đều chưa tiến hành xác định nguyên nhân tử vong theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng sông nước, vùng vạn đò, hầu hết các gia đình có người thân qua đời không đi đăng ký khai tử, thậm chí có trường hợp chết đã trên 20 năm mới yêu cầu khai tử. Ngoài ra, việc xác định tỷ lệ đăng ký khai sinh, tỷ lệ đăng ký khai tử cũng là một thách thức lớn, hầu hết các địa phương chưa xác định được tỷ lệ này hoặc có đưa ra tỷ lệ này nhưng đều là những con số bất hợp lý do chưa thống nhất được cách tính và khoanh vùng tính số liệu chưa chính xác. Đồng thời, hiện nay chưa có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các ngành Tư pháp, Y tế, Thống kê, Công an dẫn đến dữ liệu thống kê chưa đầy đủ, thống nhất và thiếu hiệu quả, lãng phí nguồn lực.
Để đạt được những mục tiêu về đăng ký khai sinh, kết hôn và khai tử, bảo đảm nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình CRVS, hội thảo đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong việc cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu điện tử hiện có; chia sẻ dữ liệu liên ngành; thống nhất cách xác định tỷ lệ đăng ký khai sinh, tỷ lệ đăng ký khai tử, bảo đảm chất lượng dữ liệu thống kê hộ tịch; tăng cường việc đăng ký hộ tịch trực tuyến, đặc biệt là thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, bảo đảm thuận lợi cho người dân, thích ứng linh hoạt với bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai...; đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực đăng ký và thống kê hộ tịch, nhằm bảo đảm khuôn khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này thường xuyên được cập nhật, hoàn thiện, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng để triển khai thực hiện tích cực, sớm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra./.
Tác giả: Lò Thuỳ Linh Nguồn: moj.gov.vn | /hanhchinhtuphap/Lists/HoTich/DispForm.aspx?ID=129 | https://stp.binhduong.gov.vn/hanhchinhtuphap/Lists/HoTich/DispForm.aspx?ID=129 | Hội thảo trực tuyến “Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024” | | | | /CMSImageNew/2021-11/bc8f0708a34768193156_Key_19112021172603.jpg | No | Đã ban hành | Tin ngành tư pháp | 11/19/2021 5:20 PM | Những ngày qua, nhiều trang báo điện tử đồng loạt đưa tin về sự việc một bé gái 15 tuổi ở huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) bị xâm hại dẫn đến em phải cắt cổ tay tự tử. Vụ việc đã gây nên làn sóng phẫn nộ lớn trong dư luận xã hội. Ngay khi nhận đươc thông tin, sáng ngày 15/11/2021 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Dương (Trung tâm TGPL nhà nước) đã nhanh chóng cử Trợ giúp viên pháp lý phối hợp cùng các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh nguồn tin và liên hệ đến gia đình bị hại để thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời.
![]() Qua xác minh cho thấy, đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em - đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật, do đó Trung tâm TGPL đã cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại từ giai đoạn điều tra đến khi kết thúc vụ án. Bên cạnh đó, vụ án một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em gái, theo thống kê chỉ riêng trong năm 2021 Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Dương đã tham gia tố tụng để bảo vệ cho 61 trường hợp trẻ em gái bị xâm hại trong các vụ án.  ![]() (Trợ giúp viên pháp lý phối hợp cùng Điều tra viên đến xác minh tại nơi xảy ra vụ việc) Khi phát hiện thông tin về trẻ em gái bị xâm hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hãy gọi ngay cho chúng tôi: 02743858226 (Trợ giúp pháp lý miễn phí) | /Lists/TroGiupPhapLy/DispForm.aspx?ID=91 | https://stp.binhduong.gov.vn/Lists/TroGiupPhapLy/DispForm.aspx?ID=91 | Kịp thời trợ giúp pháp lý cho bé gái tự sát vì bị xâm hại ở Dầu Tiếng | |
|