Tin Tức
Thứ 4, Ngày 27/12/2017, 11:00
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/12/2017 | Ngô Hoàng Nam
 

 


17 tỉnh, thành phố tích cực hưởng ứng với trên 233.000 thí sinh tham gia, trong đó, vòng sơ khảo có trên 575.000 lượt thí sinh tham gia, vòng chung khảo có trên 2.200 thí sinh dự thi… là những con số ấn tượng góp phần khẳng định sự thành công của Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh THPT năm 2017.


Ngày 26/12, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh THPT năm 2017. Ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi Trung ương; ông Nguyễn Tiến Nhường, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Hạnh Chung, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh; ông Đỗ Xuân Lân, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo nhiều Sở, ban, ngành địa phương và các thầy cô giáo, các em học sinh cùng tham dự.

 

 

Phát biểu tổng kết, đánh giá và chỉ đạo định hướng tổ chức Cuộc thi trong thời gian tới, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi trung ương nêu rõ, ngay sau khi kế hoạch tổ chức cuộc thi được ban hành, Ban Tổ chức Cuộc thi trung ương và địa phương đã rất nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức theo đúng nội dung, yêu cầu của cuộc thi. Ngành Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo cùng các ngành chức năng trong chỉ đạo và hướng dẫn các nhà trường tổ chức cuộc thi. Nhờ đó, cuộc thi được tổ chức bài bản, nghiêm túc theo đúng thể lệ cuộc thi. Các nhà trường và các em học sinh của 17 thành phố trực thuộc trung ương đã tích cực hưởng ứng, tham gia dự thi với trên 233.000 thí sinh tham gia. Trong đó, vòng sơ khảo có trên 575.000 lượt thí sinh tham gia, vòng chung khảo có trên 2.200 em dự thi. Đây là những con số ấn tượng góp phần khẳng định sự thành công của cuộc thi.

 

 

Cuộc thi đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực, có sức lan tỏa rộng lớn, thực sự trở thành sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả PBGDPL trong nhà trường, trong đó có việc dạy và học môn giáo dục công dân. Qua cuộc thi, các em học sinh sẽ nhận thức pháp luật đúng đắn hơn, từng bước hình thành kỹ năng sống, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tạo thói quen tự giác tìm hiểu pháp luật, tích cực đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật. Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương, Ban Tổ chức cuộc thi Trung ương, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của 17 tỉnh, thành phố trong cả nước, của các nhà trường, sự tham gia chủ động, hào hứng của học sinh, sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành tư pháp và giáo dục, sự hỗ trợ của Tập đoàn Giáo dục Egroup trong việc tổ chức cuộc thi. Thứ trưởng tin rằng qua việc tham gia cuộc thi, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức pháp luật, quyết tâm học tập, tu dưỡng, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành công dân gương mẫu của đất nước.Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức cuộc thi vẫn còn các hạn chế như: một số địa phương, nhà trường tổ chức cuộc thi còn chậm, chưa thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh; nội dung thi còn rộng, thiếu tình huống thực tế; phần mềm cuộc thi còn một số lỗi; một số bộ phận thí sinh còn chưa nghiêm túc, còn tài khoản ảo. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một bộ phận học sinh, phụ huynh còn chưa đầy đủ về vai trò của công tác PBGDPL trong nhà trường.

 

 

Trong bối cảnh cả nước tích cực triển khai thi hành Hiến pháp và các đạo luật mới vừa được Quốc hội thông qua cùng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nâng cao hiệu quả, chất lượng PBGDPL theo các đề án, chương trình, nhất là Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021, nhằm phát huy hiệu ứng từ cuộc thi, Thứ trưởng đề nghị các địa phương, Ban Tổ chức cuộc thi Trung ương cần tổng kết, đánh giá toàn diện các ưu điểm, làm rõ nguyên nhân, hạn chế để rút ra kinh nghiệm. Từ đó nghiên cứu nhân rộng mô hình này cho các cấp học, trong đó gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương.

Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo, các nhà trường cần tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức PBGDPL cho học sinh, tăng cường kết hợp việc học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa để tạo điều kiện cho các em có thêm cơ hội trải nghiệm thực tế, cung cấp và trang bị thêm các kỹ năng sống cần thiết. Ban Tổ chức cũng cần sớm rà soát, chỉnh lý bộ câu hỏi của Cuộc thi để sớm đưa ngân hàng câu hỏi và đáp án trở thành bộ công cụ, tài liệu tham khảo, hỗ trợ việc giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa ngành tư pháp và ngành giáo dục & đào tạo trong rà soát nội dung chương trình sách giáo khoa, sách tham khảo, phục vụ việc giảng dạy trong nhà trường.

Các địa phương, nhà trường cần động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân có sự tham gia tích cực và kết quả tốt khi tham gia cuộc thi đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa thiết thực của cuộc thi để nâng cao nhận thức của mọi người đối với công tác PBGPL nói chung và tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật trong nhà trường nói riêng. Thứ trưởng khẳng định, thành công của cuộc thi là minh chứng chân thực khẳng định tính đúng đắn, hướng đi mới trong công tác PBGDPL, qua đó giúp các em học sinh cảm thấy pháp luật thật gần gũi, dễ hiểu và nằm trong chính những công việc thường ngày.

 

 

Báo cáo kết quả cuộc thi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh Lê Đăng Việt nêu rõ, cuộc thi được tổ chức nghiêm túc, bài bản, kết quả đạt được thực chất, với 44/44 trường của 8/8 huyện, thị xã, thành phố, 42.480 thí sinh đăng ký, 31.978 thí sinh thự thi, 125.121 lượt dự thi. Điều đó cho thấy hiệu quả to lớn, sự lan tỏa của cuộc thi không chỉ trong các nhà trường bậc THPT, các thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh mà còn tạo hiệu ứng tích cực trong phạm vi cả tỉnh.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tiến Nhường đánh giá, cuộc thi là hình thức hưởng ứng hiệu quả Ngày pháp luật năm 2017 trên địa bàn tỉnh. Kết quả đạt được trong năm 2017 là tiền đề quan trọng để tỉnh Bắc Ninh tiếp tục quan tâm thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021, đặc biệt là Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL trong giai đoạn mới. Lãnh đạo tỉnh hy vọng thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Tư pháp, cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của ngành tư pháp, giáo dục, sự hưởng ứng của nhà trường, giáo viên, học sinh trong toàn tỉnh để đưa công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh ngày càng đạt nhiều hiệu quả.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức cuộc thi Trung ương đã trao thưởng cho 5 địa phương có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức cuộc thi là: Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định và Lâm Đồng. Ngoài ra, Ban Tổ chức đã trao 10 giải cá nhân (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích), Giấy chứng nhận cho 26 cá nhân đạt điểm số cao tại mỗi vòng thi và Giấy chứng nhận cho 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức cuộc thi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)


Lượt người xem:  Views:   1530
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio