Tin Tức
Thứ 5, Ngày 12/01/2017, 10:00
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai công tác Tư pháp năm 2017
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/01/2017 | Văn phòng Sở

chutich-trienkhai2017.jpg

Ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội ngh 

Năm 2016-một năm với nhiều sự kiện chính trị quan trọng, dưới sự lãnh đạo điều hành sát sao của tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 108,6 triệu đồng, các ngành công nghiệp, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu đều vượt kế hoạch và có mức tăng trưởng cao hơn năm 2015; cải cách thể chế, cải cách tư pháp tiếp tục được cải thiện, góp phần thu hút đầu tư, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đạt được những kết quả này có sự đóng góp của các cấp, các ngành, trong đó có ngành Tư pháp tỉnh nhà.

Công tác tư pháp năm 2016 có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, các nhiệm vụ tư pháp được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát chương trình công tác của ngành và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật như:

- Sở Tư pháp, ngành Tư pháp Bình Dương đã nỗ lực rất lớn để thực hiện tốt vai trò tham mưu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; vị trí, vai trò công tác tư pháp của tỉnh tiếp tục được khẳng định và ngày càng được nâng lên.

- Công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đạt kết quả tốt. Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 được tổ chức triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở; công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của địa phương; công tác kiểm soát thủ tục hành chính được tăng cường đã góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh.

- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật có sự đổi mới, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị cũng như đặc thù địa phương. Đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, hội thi lớn có hiệu ứng lan tỏa, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng như: tỉnh tổ chức một ngày hội pháp luật riêng cho công nhân với hơn 3000 công nhân, người lao động tham dự; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật phòng chống tham nhũng; tìm hiểu Luật Bầu cử. Công tác hòa giải cơ sở đạt thành tích đáng kể: đội thi đạt giải cao, đồng thời đáng mừng là tỷ lệ hòa giải thành ở cơ sở tăng cao so với các năm trước. Trợ giúp pháp lý trong tố tụng được tập trung đẩy mạnh, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý; họat động hỗ trợ pháp lý góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp đã có những đổi mới tích cực, với nhiều giải pháp, đề án tạo thuận lợi cho dân; quản lý nhà nước về công chứng, luật sư, bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp, thừa phát lại, trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp... được tăng cường và có hiệu quả tích cực. Cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, của doanh nghiệp.

- Công tác chỉ đạo điều hành có sự đổi mới, triển khai đồng bộ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, chương trình, kế hoạch; tổ chức bộ máy của ngành Tư pháp từng bước được củng cố, kiện toàn; đội ngũ công chức, viên chức của ngành được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu công tác của địa phương.

Với những kết quả đạt được, càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác tư pháp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đia phương. Lãnh đạo UBND tỉnh biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực và thành tích mà ngành Tư pháp đạt được trong năm 2016.

Bên cạnh những kết quả nổi bật cũng thẳng thắn nhìn nhận, so với yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoạt động của ngành Tư pháp địa phương chúng ta cũng còn có hạn chế, một số lĩnh vực chưa đạt kết quả như mong muốn như là: sự phối hợp trong công tác pháp chế còn chưa thật hiệu quả; một số sở ngành chưa quan tâm đúng mức đến công tác văn bản, còn tình trạng tham mưu văn bản quy phạm pháp luật chậm tiến độ so với yêu cầu; hoạt động tuyên truyền có nhiều đổi mới, đa dạng nhưng hiệu quả không đồng đều; công bố TTHC trong một số ngành, lĩnh vực vẫn còn chậm; một bộ phận luật sư còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế... Qua đó ngành tư pháp cần phải tiếp tục có nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

Năm 2017 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, với nhiều cơ hội và cả những khó khăn, thách thức, với chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân thì nhiệm vụ của các ngành, các cấp, trong đó có ngành Tư pháp địa phương còn rất nặng nề. Toàn ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác trọng tâm của ngành Tư pháp, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư pháp, thực tiễn địa phương để thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ, yêu cầu Sở Tư pháp, ngành Tư pháp địa phương lưu ý tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh và kiện toàn bộ máy, nhân lực, gắn chủ trương tinh giản biên chế với đổi mới lề lối làm việc, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành, công chức làm công tác pháp chế tại các sở, ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đưa các lĩnh vực công tác tư pháp thực sự đến gần với người dân, phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Thứ hai, tập trung triển khai có hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, nhất là xây dựng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh; cần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định, đôn đốc xây dựng văn bản quy định chi tiết, cải thiện tình trạng cơ quan chuyên môn chậm tiến độ xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật, không ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo chất lượng kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, nhất là văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp; thực hiện các nhiệm vụ về kiểm soát TTHC theo quy định của pháp luật và các kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức và đa dạng hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng các Luật, Bộ Luật mới, các chủ trương chính sách mới, các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và những vấn đề liên quan đến quyền lợi người dân; Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, nhiều doanh nghiệp, phải tăng cường hơn nữa việc trợ giúp pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025, tập trung nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Thứ tư, tăng cường hiệu quả công tác thực thi pháp luật, bảo đảm gắn kết chặt chẽ công tác theo dõi thi hành pháp luật với công tác xây dựng, kiểm tra, kiểm soát TTHC, tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Thứ năm, tiếp tục triển khai đồng bộ có hiệu quả Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hơn nữa; tiếp tục thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính để tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho nhân dân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp: công chứng, thừa phát lại, bán đấu giá theo đúng quy hoạch, lộ trình phù hợp.

Thứ sáu, Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà trong khi giải quyết yêu cầu của người dân.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên, ngành Tư pháp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Công tác tư pháp không phải của riêng ngành Tư pháp mà là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Để công tác tư pháp, pháp chế thực sự phát huy hiệu quả, nhà nước thực sự quản lý xã hội bằng pháp luật rất cần có sự quan tâm, triển khai đồng bộ và sự phối hợp hiệu quả của tất cả các ngành, các cấp chính quyền địa phương

toancanh-trienkhai2017.jpg 

Toàn cảnh hội nghị triển khai công tác tư pháp 2017

./.​

Lượt người xem:  Views:   679
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio