Hành Chính Văn Phòng
Thứ 2, Ngày 02/11/2020, 09:00
Bộ Tư pháp dâng hương, báo công tại Khu di tích lịch sử của Bộ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/11/2020 | Văn phòng Sở

Hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V và Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ dâng hương và báo công tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp tại Thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Tham dự sự kiện ý nghĩa này, về phía Bộ Tư pháp có Thứ trưởng Mai Lương Khôi, đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, một số Sở Tư pháp, Cục THADS địa phương cùng các gương điển hình tiên tiến đại diện cho các khu vực. Về phía tỉnh Tuyên Quang có đồng chí Phùng Tiến Quân, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục THADS tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Sơn Dương, huyện đảng Sơn Dương, UBND xã Minh Thanh cùng bà con nhân dân thôn Mới, xã Minh Thanh.
 

Báo công trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bậc tiền bối cách mạng và các bậc tiền bối ngành Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đại diện cho toàn thể cán bộ công chức, viên chức ngành Tư pháp cả nước trịnh trọng cho biết: “Nơi đây là địa danh lịch sử của Thủ đô Kháng chiến năm xưa, nơi hội tụ linh khí của miền sơn cước giàu truyền thống Cách mạng, nơi ghi dấu của thế hệ những cán bộ Tư pháp đầu tiên trong những tháng ngày Cách mạng gian khổ, là nơi hướng về của các thế hệ cán bộ Tư pháp hôm nay và mai sau. Cũng tại nơi đây, trong những năm Kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, chở che của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang, Bộ Tư pháp đã đề xuất và trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ký các Sắc lệnh về cải cách bộ máy tư pháp và pháp luật, làm cho Tư pháp thật sự gần dân, giúp dân. Năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện tại Hội nghị học tập Tư pháp Trung ương tại chính địa danh này. Người căn dặn: “Vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người... Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Những lời chỉ dạy của Bác về cốt cách, bản lĩnh của người cán bộ Tư pháp đã trở thành định hướng quan trọng cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp qua các thế hệ trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành.
 
Thực hiện lời dạy của Bác, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp qua các thế hệ đã tập trung, nỗ lực thực hiện đường lối cải cách, xây dựng nền tảng pháp luật và tổ chức nền Tư pháp nhân dân theo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ; xây dựng và dùng công cụ pháp luật để bảo vệ chính quyền, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc và công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp.
 
Đến nay, trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, Ngành Tư pháp đã không ngừng phát triển. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngành từ Trung ương đến cơ sở ngày càng được mở rộng, tăng cường; tư duy pháp lý không ngừng đổi mới, đã và đang đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, hoàn thiện thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó có thể kể đến vai trò tham mưu cho Đảng và Nhà nước để hình thành và triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 theo Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp cho đất nước đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ một số ít luật gia, luật sư, đến nay chúng ta đã có một đội ngũ hàng chục vạn cán bộ pháp luật, pháp chế và chức danh tư pháp được đào tạo với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp ngày càng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của xã hội và công cuộc cải cách pháp luật, cải cách tư pháp.
 
Trong hơn 30 năm đổi mới, Ngành Tư pháp luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, ngày càng nâng cao vị thế của Ngành; góp phần tích cực đưa đất nước chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Những đóng góp to lớn của Ngành Tư pháp đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân của Ngành. Đặc biệt, Ngành Tư pháp vinh dự được tặng thưởng Huân chương mang tên Bác năm 1995, Huân chương Sao vàng năm 2010 và Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2015”.
 
Trong giây phút thiêng liêng, xúc động, Thứ trưởng thay mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp xin nguyện: “Không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch, của các bậc tiền bối; Trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tận tụy với công việc mà Đảng, Nhà nước giao cho; Quyết tâm đưa Ngành Tư pháp vững bước đi tiếp trên con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công mục tiêu ”Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn”.
 
Đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Lễ dâng hương và báo công của Bộ Tư pháp được tổ chức trước thềm Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ V là hoạt động hết sức ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cao đẹp, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa với các thế hệ đi trước. Di tích lịch sử của Bộ Tư pháp là một trong các địa điểm của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, gắn liền với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại Khu di tích, Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ ban hành được nhiều chính sách pháp luât, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ trật tự xã hội, chống lại các âm mưu xâm lược của kẻ thù. Nhân dịp này, Lãnh đạo tỉnh trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ đã luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho Ngành Tư pháp Tuyên Quang hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn của địa phương.

Sau khi báo công và dâng hương tại Khu di tích Bộ Tư pháp và tượng Bác Hồ, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã thành kính viết vào sổ vàng lưu niệm đặt ở phòng truyền thống. Thứ trưởng viết: “Trải qua 75 năm phấn đấu và trưởng thành, toàn thể cán bộ, công chức ngành Tư pháp Việt Nam đã không ngừng nỗ lực vinh quang mọi khó khăn, gian khổ để từng ngày lớn mạnh và phát triển. Dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngành Tư pháp đã đóng góp không ngừng cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hôm nay, trong giờ phút thiêng liêng này, những cán bộ, công chức ưu tú của Ngành về dự Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp, về lại mảnh đất lịch sử của dân tộc, của Ngành Tư pháp, chúng con xin nguyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu, đẹp; xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Cũng trong dịp này, Bộ Tư pháp đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 3 tập thể, 7 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác tôn tạo, bảo vệ Khu di tích lịch sử của Bộ; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách với tổng giá trị 400 triệu đồng. Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp với Đoàn Thanh niên huyện Sơn Dương gắn biển tên Công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” và trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho các cháu thiếu nhi của thôn Mới.

Trước đó, đoàn cán bộ Bộ Tư pháp đã dâng hương tại Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào và Đình Thanh La. Tại Lán Nà Nưa, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc để chỉ đạo chuẩn bị tổng khởi nghĩa và lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Đoàn đại biểu đã dâng hương, dâng hoa, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, Người cha thân yêu của lực lượng vũ trang. Các đại biểu nguyện mãi trung thành với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; quyết tâm học tập và làm theo gương Bác, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đình La Thanh là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Thanh La, tạo tiền đề quan trọng làm nên thắng lợi cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945. Còn thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Bộ Tư pháp khi dời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc giai đoạn 1949 – 1951. Thời gian đóng trụ sở tại Tuyên Quang không nhiều nhưng đây lại chính là khoảng thời gian diễn ra những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước và của ngành Tư pháp.

Một số hình ảnh của  chuyến đi:
 
 
Lượt người xem:  Views:   506
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio