Đảng đoàn thể
Thứ 4, Ngày 12/01/2022, 14:00
BÌNH DƯƠNG 25 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/01/2022 | Phòng HCTP&QLXLVPHC

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập với 04 đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Thủ Dầu Một và 03 huyện: Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An), 77 xã, phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên của Tỉnh sau khi tái lập là 2.717 km2, dân số 679.044 người.

Sau nhiều lần được điều chỉnh về địa giới, đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, hiện nay tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 03 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã (41 xã, 45 phường, 05 thị trấn). Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của Tỉnh, được công nhận đô thị loại 1 vào năm 2017; thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An được thành lập năm 2020. Dân số toàn Tỉnh hiện nay khoảng 2,6 triệu người (trong đó tạm trú chiếm trên 50%), tăng hơn 4 lần so với khi mới tái lập Tỉnh.

Sau khi tái lập, Bình Dương tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ đảm bảo ổn định và phát triển nhanh. Bình Dương được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực, vị trí địa lý thuận lợi và với phương châm "Trải chiếu hoa mời gọi nhà đầu tư" cùng với các khu công nghiệp được thành lập, thu hút được nhiều vốn đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nông nghiệp, nông thôn.

Qua 04 năm tái lập (giai đoạn năm 1997-2000), kinh tế của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao (bình quân 14,1%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (tỷ trọng tương ứng 58,1% - 25,2% - 16,7%); GDP (tính theo giá 1994) đạt 3.890,883 tỷ đồng (năm 1996 đạt 2.324,6 tỷ đồng), thu nhập bình quân đầu người đạt 08 triệu đồng, tăng 2,2 triệu so với năm 1996 (tăng trung bình 10,4%/năm); thu ngân sách tăng nhanh, năm 2000 thu 1.628 tỷ đồng (năm 1997 thu 817 tỷ đồng), tăng trung bình 09%/năm. Đặc biệt, Bình Dương chủ trương ưu tiên phát triển các khu công nghiệp tập trung, tạo môi trường thông thoáng thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển có chiều sâu, tạo đà cho sự ổn định và bền vững của kinh tế địa phương. Đây là sự kế thừa những thành tựu của tỉnh Sông Bé, là mục tiêu xuyên suốt vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của Bình Dương. Trong giai đoạn này, Bình Dương đã có 07 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 1.500 ha gồm: Sóng Thần I, Sóng Thần II, Bình Đường, Việt Hương, Đồng An, Tân Đông Hiệp và Việt Nam – Singapore (VSIP). Thu hút thêm 85 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 1.332 tỷ đồng và 185 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 961 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2000, hệ thống đường bộ, đường ô tô đã đến được 79/79 xã, phường, thị trấn (trong đó, có trên 80% là đường nhựa); mạng lưới điện quốc gia được triển khai phủ rộng đến 100% số xã phường, thị trấn với 82% số hộ dân có điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất công nghiệp được đảm bảo ổn định; tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 6,2 máy/100 dân, tăng 2,8 lần so năm 1996, công nghệ thông tin được đưa vào trong quản lý sản xuất và thông tin phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Tỉnh; hệ thống nhà máy cung cấp nước sạch được quan tâm đầu tư đảm bảo cung cấp nước khu vực nội ô và các khu công nghiệp.

Giai đoạn năm 2001-2021: tỉnh Bình Dương tiếp tục chọn phát triển công nghiệp là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết định mức tăng trưởng cao, có vai trò tác động trở lại cho phát triển dịch vụ và nông nghiệp, nâng cao đời sống của Nhân dân. Tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp, từ 07 khu công nghiệp với diện tích 1.603 ha vào năm 1997, đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu đi vào hoạt động với diện tích 12.670 ha (diện tích cho thuê trên đạt 87,4%) và 12 cụm công nghiệp với diện tích 789,91 ha (diện tích cho thuê đạt khoảng 67,4%). Từ những thành công trong việc phát triển các khu công nghiệp, Bình Dương được Chính phủ xác định là một trong những địa phương hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tiếp tục phát huy lợi thế, tạo lực đẩy cho sự phát triển của vùng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã quyết định đầu tư xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, trong đó nền tảng là phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư và các dịch vụ cao cấp với tổng diện tích 4.196 ha với tổng vốn ước tính 3.000 tỷ đồng, nằm trên địa bàn 05 xã thuộc các huyện Tân Uyên, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 12/10/2004, Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương được khởi công xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp, thoát nước đã được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh; 06 khu công nghiệp tập trung đã hình thành và đi vào hoạt động; khu dịch vụ cao cấp mang tầm cỡ quốc tế với diện tích 678 ha đã triển khai thực hiện một số dự án. Nằm giữa khu công nghiệp dịch vụ đô thị là dự án thành phố mới Bình Dương với quy mô 1.000 ha được khởi công xây dựng vào năm 2010 theo định hướng xây dựng một khu đô thị văn minh, hiện đại với các hạng mục chính như: Trung tâm Hành chính tập trung Tỉnh Bình Dương; Công viên, hồ nước trung tâm, trung tâm thể thao cộng đồng; Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế; trường đại học quốc tế với qui mô 24.000 sinh viên và hệ thống các trường từ bậc mầm non đến trung học phổ thông (hiện nay đã có Trường Quốc tế Singapore, Trường Ngô Thời Nhiệm và Trường Nguyễn Khuyến); Trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, khách sạn; Khu căn hộ cao cấp, khu biệt thự sinh thái...... Từ đây, nơi này chính là "bộ não và trái tim", là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Bình Dương và là hạt nhân của một thành phố Bình Dương hiện đại, năng động và bền vững trong tương lai với đầy đủ các loại hình phục vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối chặt chẽ với các tỉnh, thành lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp tập trung, nhất là xây dựng Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị đã thúc đẩy ngành công nghiệp của Tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 24,6%/năm, trong đó tăng cao nhất là giai đoạn 2001 - 2005 là 35,6%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là 217.211 tỷ đồng, tăng gấp 54,6 lần so với năm 1997 (3.978 tỷ đồng), ngành công nghiệp tiếp tục đóng vai trò chủ lực thúc đẩy kinh tế của Tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (giai đoạn 1997 – 2000 tăng 14,1%/năm; giai đoạn 1997 – 2015 tăng 13,4%, trong đó tăng cao nhất là giai đoạn 2001 – 2005 tăng 15,3% , giai đoạn 2015 - 2020 đạt 9,35%/ năm, bằng 1,4 lần bình quân chung của cả nước) ; đến cuối năm 2020, cơ cấu kinh tế tính theo GRDP công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp – thuế nhập khẩu trừ trợ cấp sản phẩm với tỉ trọng tương ứng là 66,94% - 21,98% - 3,15%, 7,93% (giai đoạn 1997 - 2000 là : 58,1% - 25,2% - 16,7%); thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhanh (năm 2010 đạt 30,1 triệu, cao gấp 1,9 lần so với trung bình cả nước, tăng gấp hơn 05 lần so năm 1997; năm 2020 GRDP bình quân đầu người đạt 155,7 triệu đồng, tăng hơn 26 lần so với năm 1997 (5,8 triệu đồng).

images.jpg

Về thu hút đầu tư, tiếp tục thực hiện chủ trương  "Trải chiếu hoa mời gọi nhà đầu tư", với cơ chế thông thoáng nên đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư vào Bình Dương. Tính đến hết tháng 10/2021, Tỉnh đã thu hút 4.001 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 36,95 tỷ đô la Mỹ (tăng gấp 30 lần về số dự án và 30 lần về số vốn so năm 1997) ; 48.456 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký là 434.708 tỷ đồng (tăng hơn 40 lần về số doanh nghiệp và hơn 90 lần về vốn so với năm 1997).

images (1).jpg

Công nghiệp phát triển nhanh đã thúc đẩy dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu phát triển theo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 1997 - 2020 tăng bình quân 25,9%%/năm, năm 2020 đạt 252.889 tỷ đồng tăng 12,3% (năm 2019 tăng 19,2%) tăng trên 83,1 lần so với năm 1997 (3.042 tỷ đồng). Mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư mở rộng, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại được đầu tư xây dựng (Trung tâm Thương mại Aeon Mall, Lotte Mart, Trung tâm Thương mại Becamex, Big C, Coop Mart, …) tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 27 tỷ 443 triệu đô la Mỹ, gấp 75,5 lần so với năm 1997 (363,2 triệu đô la Mỹ); kim ngạch nhập khẩu năm 2020 ước đạt 21 tỷ 466 triệu đô la Mỹ tăng gấp 70 lần so với năm 1997 (305,4 triệu đô la Mỹ). Thặng dư thương mại của tỉnh năm 2020 đạt gần 6 tỷ đô la Mỹ, nhiều năm liền Bình Dương là 01 trong 05 tỉnh, thành phố có tỷ lệ xuất siêu lớn nhất cả nước, khoảng 6 tỷ đô la Mỹ/năm. Trên địa bàn Tỉnh ​hiện có 1.231 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp vào 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

download (1).jpg

Như vậy, sau 25 năm kể từ ngày tái lập, từ một tỉnh nghèo với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nhưng với những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng tạo, Bình Dương đã chuyển dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, để trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngày nay, Bình Dương là một trong những trung tâm phát triển năng động, là đầu mối quan trọng gắn kết các tỉnh, thành của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại và đang khởi động lộ trình hướng đến đô thị thông minh trong tương lai, Bình Dương tiếp tục khẳng định những đổi thay vượt bậc để trở thành một nơi đáng sống, đáng làm việc và đáng đầu tư.

Trong không khí vui mừng phấn khởi hướng tới chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập Tỉnh, trước tư thế và vận hội mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Tỉnh trong thời kỳ mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước". 

Đặng Thị Nhiển

Lượt người xem:  Views:   2232
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Email

FriendlyName

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tác giả

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio